Tính kháng thuốc của nấm Phytophthora spp.

Tính kháng thuốc của nấm Phytophthora spp.
Ngày đăng: 16/10/2023 10:51 AM

Trong quá trình canh tác, bà con nông dân thường có thói quen sử dụng thuốc để trị bệnh trong thời gian dài và nhiều lần và nghĩ nó đơn giản. Tuy nhiên, điểm hạn chế của thói quen này là các bào tử nấm sẽ hình thành tính kháng thuốc làm cho việc phòng, trừ bệnh. Từ đó, quá trình canh tác của bà con không còn hiệu quả

1.  Nguyên nhân gây ra khả năng kháng thuốc của nấm

Phytophthora spp. là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hại nguy hiểm trên sầu riêng. Một số bệnh nguy hiểm có thể kể đến như: nứt thân xì mủ, thối rễ, thối ngọn.

Bào tử nấm gây bệnh hay các loài sâu bệnh hại trên cây trồng khác cũng như con người chúng ta, khi gặp điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng và sinh sản thì cơ thể cũng sẽ có những thay đổi để có thể thích nghi. Vì vậy, theo cơ chế để có thể tiếp tục sinh trưởng và sinh sản thì các bào tử này sẽ đột biến để thay đổi cấu trúc để thích nghi.

Theo các nghiên cứu, các bào tử nấm thay đổi cấu trúc để hình thành tính kháng thuốc theo 4 cơ chế:

Trong quá trình biến dưỡng, các bào tử nấm sản sinh ra enzyme có chức năng phân giải làm mềm vách tế bào lá lúa để các bào tử nấm ký sinh có thể xâm nhập vào hút chất dinh dưỡng. Nhưng khi bị bất hoạt bởi các hoạt chất hóa học thì các bào tử này sẽ biến đổi cấu trúc thành một dạng khác mà các hoạt chất phòng trừ không thể bất hoạt được.

Bà con có thể hiểu đơn giản là bào tử nấm vẫn cho thuốc xâm nhập vào rồi dùng tiến trình biến dưỡng chuyển hóa hoạt chất thành chất vô hại trước khi hoạt chất có thể gây hại cho bào tử nấm. Bằng cách di truyền các bào tử nấm thay đổi để có thể chuyển hóa hoạt chất để hình thành nên tính kháng

Trên đây là 4 cơ chế được tổng hợp lại thể hiện mặt hạn chế nghiêm trọng trong việc bà con sử dụng thuốc để phòng trừ các bệnh do nấm Phytophthora spp. gây ra. Các cơ chế hình thành tính kháng này không thay đổi một lần mà nó được hình thành từ từ qua di truyền và khi đã hình thành đặc tính di truyền thì tính kháng thuốc ngày càng cao hơn. Đến khi mức kháng thuốc mạnh bà con rất khó để phòng trừ.

2. Biện pháp phòng trừ

Trước tình trạng hình thành tính kháng thuốc ở nấm Phytophthora spp. làm gia tăng chi phí phòng trừ và không mang lại nhiều hiệu quả như bà con mong đợi. Bà con có thể tham khảo một số giải pháp sau đây để phòng trừ hiệu quả tính kháng của nấm Phytophthora spp.

+ Phối trộn: thông thường theo thói quen canh tác bà con sẽ thường hay phối trộn hai hay ba loại thuốc lại với nhau nhằm mục đích là bào tử nấm có kháng được thuốc này thì cũng có thuốc kia diệt trừ.

+ Luân phiên thuốc: tiến hành phun luân phiên các dòng thuốc đặc trị để có thể tiêu diệt được bảo tử nấm trong trường hợp bào tử có thể biến dị thành một dạng khác tránh tình trạng hình thành kháng thuốc.

+ Phun đủ lượng: Bà con nên lưu ý cần phun đủ liều lượng và nồng độ để có thể tiêu diệt được bào tử nấm bệnh

+ Phun đúng thời điểm: phun đúng thời điểm tránh chậm trễ dẫn đến có con nấm chết con thì không

+ Cách ly giữa 2 lần phun: thông thường bà con nên cách ly giữa 2 lần phun tầm 10-15 ngày để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất

+ Số lần phun/vụ: trong một vụ với số lần phun nhiều lần và dùng một loại thuốc.

Tóm lại, nấm có tính kháng thuốc rất dễ gây ra sự lãng phí thuốc trừ bệnh trong quá trình đặc trị. Thế nên, bà con cần nắm bắt rõ đặc điểm của nấm và có cách phòng trừ đúng nhất giúp tiết kiệm chi phí sản xuất hiệu quả và giúp cây khỏe, gia tăng năng suất, chất lượng

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline