Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 2 Doksuri với nhiều cơn mưa lớn kéo dài. Mưa to, gió lớn đang làm ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là sầu riêng. Vậy cách nào chăm sóc tốt sầu riêng sau mùa mưa bão này.
1. Ảnh hưởng của cơn bão số 2 đối với vườn sầu riêng
Bão số 2 xuất phát từ phía đông bắc Biển Đông, đang đi theo hướng bắc tây bắc về phía đất liền Trung Quốc. Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng hoạt động mạnh mẽ của cơn bão kéo theo gió lớn mạnh gây mưa lớn cho khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ của nước ta.
Theo cảnh báo, Tây Nguyên và Nam bộ bão kéo dài đến qua tháng 7 và đầu tháng 8 với lượng mưa phổ biến 70 - 120mm, có nơi lên đến 150mm. Đây là 2 khu vực vực được xem là trọng điểm trồng sầu riêng của cả nước.
Mưa lớn kèm theo gió to làm cho các vườn sầu riêng rơi vào tình trạng ngập úng, đối với các vườn cây thấp mực nước có thể cao hơn nửa cây. Lượng mưa lớn kéo dài khiến nhiều cây của nhà vườn bị đổ ngã, gió giật rụng lá, bông và trái. Bên cạnh đó, mưa lớn lâu ngày rất dễ tạo môi trường cho các nấm bệnh phát triển và tấn công gây hại cho cây.
2. Cách chăm sóc sầu riêng sau mùa mưa lớn
Việc mưa bão gây ảnh hưởng đến vườn là điều khó tránh khỏi. Bà con cần có có cách chăm sóc sầu riêng sau mùa mưa lớn.
2.1 Tỉa cành, chồi vượt và thoát nước chống úng
Sau khi mưa to và gió lớn qua đi thì cây bị lung lay, cành sầu riêng bị gãy nhiều, trái bị rụng nên bà con cần đắp đất, buộc lại những cây bị nghiêng tránh cây bị lay động gốc ảnh hưởng đến rễ. Tiến hành dọn vườn sạch sẽ, đem những trái, lá bị rụng ra khỏi vườn, đồng thời cắt tỉa cành bị gãy do gió lớn, cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao quá nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Sầu riêng thời điểm này rất yếu nên bà con cần hạn chế tối đa phân bổ dinh dưỡng để cây có thể kịp khôi phục. Đối với cây mới trồng, bà con cần khơi lại những cây bị bùn bồi, lấp để tránh tình trạng cây chết.
Sầu riêng cũng rất mẫn cảm với nước, dễ bị chết do đó bà con cần rút nước sau nước để tránh ngập úng gốc, chết rễ. Tiến hành xới nhẹ nhằm giúp đất thông thoáng, cải tạo đất để tạo môi trường thuận lợi cho rễ bám vào và phát triển.
2.2 Bổ sung dinh dưỡng
Mưa lớn kéo dài làm lượng nước trong vườn tăng lên dẫn đến tình trạng thừa nước đối với cây, dễ làm bộ rễ cây có nguy cơ bị úng gây nên hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ và dẫn đến chất cây. Vị vậy, bà con cần giải quyết kịp thời tình trạng này.
Dùng lân nung chảy hoặc dùng các loại phân bón chuyên dùng cho đất, rễ tưới cách gốc nhằm kích thích bộ rễ phát triển, cây hồi phục tốt hơn. Đồng thời sử dụng thêm các loại phân bón lá siêu dinh dưỡng cho thân và lá giúp tăng sức đề kháng, cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Kết hợp bón phân cân đối để phòng sâu bệnh. Tốt nhất nên bón phân có chứa nhiều kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non.
2.3 Phòng trừ bệnh hại
Thời điểm này, nấm bệnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tấn công cây qua các vết xây xát, cây sầu riêng còn nhỏ sẽ bị vùi lấp và gió lay lở cổ rễ. Vì vậy, sau khi mưa bão qua đi bà còn cần tranh thủ lúc thời tiết khô ráo, thân lá cây không còn đọng nước phun thuốc phòng bệnh cho cây.
Bà con đặc biệt lưu ý đến 2 loại nấm gây bệnh hại nặng là nấm Phytophthora palmivora và Fusarium oxysporum. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Ridomil Gold 68WG, Rado Gold 68WG, Phaybuc 325SC, Hero Max,...giúp phòng và đặc trị nấm bệnh, giúp cây sầu riêng phát triển và có đủ sức nuôi bông, dưỡng trái.
AGRINO kính chúc bà con có một vụ màu bội thu!