GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN ỚT
Hầu hết các loại cây rau màu khác, ớt là loại cây rất dễ bị các loại nấm bệnh tấn công và gây hại, nhất là thời điểm mùa mưa kéo dài như hiện nay. Khi trồng ớt, bà con cần chủ động các biện pháp phòng trừ bệnh ngay từ đầu vụ, áp dụng các biện pháp tổng hợp để hạn chế sự phát triển gây hại, đặc biệt là nấm gây bệnh thán thư trên ớt.
1. Bệnh thán thư là gì?
Bệnh thán thư là một loại bệnh hại phổ biến ở cây trồng, bệnh phát triển mạnh và gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, trái non,.... Bệnh thán thư trên ớt gây hại nặng trên trái nên còn được gọi là bệnh thối trái, đốm trái hay nổ trái ớt.
Đây là bệnh hại nghiêm trọng xuất hiện nhiều vào mùa mưa tại nhiều vùng trồng ớt của nước ta. Khi vườn cây bị mắc bệnh sẽ làm cho trái thối hàng loạt và có thể lây lan 70 - 80% vườn nếu không có biện pháp kiểm soát và xử lý kịp thời.
2. Tác nhân gây hại và dấu hiệu nhận biết
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Nấm thán thư sinh trưởng và phát triển thích hợp ở nhiệt độ 28 - 30 độ C và độ ẩm cao. Đặc điểm của các bào tử nấm thán thư gây hại là có sức sống cao, khả năng chịu đựng khô hạn tốt, dễ dàng phát tán nhờ côn trùng và gió. Thông thường, nấm bệnh tồn tại trong tàn dư thực vật, hạt giống và sống cả trông đất 1 -2 năm.
Tàn dư từ các cây ớt nhiễm bệnh và hạt giống cũng là con đường lây lan nấm bệnh trên vườn. Bệnh thán thư dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu.
- Khi bệnh mới phát sinh: vết bệnh có hình đốm nhỏ, hơi lõm xuống trên trái, thường hơi ướt. Nếu không phòng trừ kịp thời, sau vài ngày vết bệnh lớn dần, có dạng hình tròn và có hình bầu dục. Bệnh thán thư lan mạnh làm trái bị thối, vỏ khô, chuyển dần sang màu xám hoặc nâu xám. Bên trong trái có nhiều đồng tâm và có những chấm nhỏ li ti màu đen, vài ngày sau trái bị teo lại và rụng.
- Bệnh thán thư gây hại trên lá, đôi khi cả trên thân: một số trường hợp bệnh phát triển mạnh thành các đốm màu đỏ tía hoặc nâu. Thân và cuống lá bị bong vỏ, chồi bị hại có màu nâu đen. Cụm hoa hoa lụi tàn, chết đen làm cây trở nên còi cọc, chậm phát triển, cây cho trái ít và chất lượng trái kém.
3. Giải pháp phòng trị bệnh thán thư trên ớt
Trước đây, bệnh thán thư trên ớt gây hại chủ yếu vào mùa mưa hoặc khi trái đã già chín trở đi. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh có dấu hiệu phát sinh và gây hại sớm ngay cả khi ớt còn ở giai đoạn trái non và cả mùa khô khi điều kiện độ ẩm cao. Thế nên, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phòng trị bệnh kịp thời.
3.1 Biện pháp canh tác
Áp dụng các biện pháp canh tác vườn hiệu quả như:
- Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên thăm đồng để thu gom trái, canh nhánh bị bệnh để kịp thời tiêu hủy tránh tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển gây hại
- Chọn lựa giống có tính chống chịu bệnh tốt, không lấy hạt từ ruộng bị bệnh làm giống
- Trồng ớt ở mật độ hợp lý, không trồng quá dày, bố trí hợp lý giúp ruộng thông thoáng khô ráo.
- Bón phân cân đối và không bón quá nhiều phân đạm.
3.2 Casino Top - Đặc trị thán thư trên ớt
Bên cạnh thăm thường và kết hợp với giải pháp canh tác hợp lý, bà con cũng cần phối hợp với bón phân và xịt thuốc trừ bệnh để kịp thời diệt trừ nấm bệnh thán thư trên ớt. Thường xuyên theo dõi khi thấy có dấu hiệu bệnh xuất hiện thì phun Thuốc trừ bệnh CASINO TOP 600WG để kịp thời phòng trừ bệnh hại.
Casino Top 600WG là thuốc trừ bệnh đặc trị hiệu quả cây ăn quả, rau màu và lúa. Quản lý tốt các đối tượng bệnh gây hại cây trên trồng: ớt, dưa hấu, thanh long, nhãn, xoài, khoai mỡ...
Casino Top 600WG đặc trị thán thư, sương mai.
- Giúp lá xanh dày hơn
- Ức chế mầm bệnh phát triển
- Tác động nhanh, hiệu quả mạnh
Liều lượng: Pha 25 gr/ bình 25 lít nước.
Chúc bà con có một vụ mùa năng xuất bội thu!!!
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AGRINO VIỆT NAM
Địa chỉ : 124 Đường số 13, Khu Phố 19, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tel : 090 235 6939
Fanpage : https://www.facebook.com/agrinocompany
Youtube : https://www.youtube.com/@AGRINO-nongnghiepoimoi