Sầu riêng được xem là vua của các loại trái cây bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà loại trái này mang lại. Tuy nhiên, việc trồng sầu đòi hỏi kỹ thuật tương đối khắt khe, đặc biệt là đất trồng. Đất trồng tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của cây và năng suất sau này của mùa vụ. Vậy đất trồng sầu riêng ở 2 vùng trọng điểm Tây Nguyên và miền Tây có giống nhau không?
1. Vai trò của đất trồng đối với cây sầu riêng
Khi bắt tay vào canh tác bất cứ một giống cây trồng nào thì chúng ta cũng đều phải lưu ý đến tính chất đất của đất canh tác. Đất đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của cây sầu riêng. Bề mặt đất là các tầng đất chứa các thành phần hữu cơ và mang đặc tính riêng cho từng loại đất.
Đất trồng cung cấp lượng dinh dưỡng đủ để cung cấp cho giống cây cho trái yêu cầu lượng dinh dưỡng cao như sầu riêng. Đất thích hợp cho sầu riêng cần có thành phần tơi xốp, cơ giới nhẹ, nhiều chất hữu cơ, giúp thoáng nước, thoáng khí tốt và đủ độ ẩm để các hoạt động trao đổi chất của cây đạt hiệu quả.
2. Đất trồng sầu riêng và miền Tây có giống nhau không?
Sầu riêng là loại cây cho trái và ưa thích khí hậu nóng, có độ ẩm không khí cao. Cây sầu riêng có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, đất đỏ bazan, đất xám,....có tính thoát nước tốt, độ dốc không quá 30 độ và gần nguồn nước tưới. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây được xem là 3 khu vực đáp ứng tốt các yếu tố đó và trở thành khu vực trồng sầu trọng điểm cả nước. Tuy nhiên, đất trồng ở mỗi vùng là không giống nhau.
2.1 Vùng đất trồng sầu riêng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Hầu hết vùng đất trồng sầu riêng như Tây nguyên và Đông Nam Bộ trồng sầu trên các vùng đất đỏ bazan và đất xám. Đây cũng là 2 loại đất điển hình của 2 khu vực này.
Đất đỏ bazan: Đất được hình thành từ phun trào núi lửa và trải qua thời kỳ phong hóa để trở thành loại đất đỏ hay còn được gọi là đất đỏ bazan. Trong đất đỏ bazan chứa hàm lượng đất sét, chất hữu cơ, bazơ, khoáng chất và các yếu tố vi lượng (Cu & Zn) đã được phong hóa. Đất bazan có kết cấu tơi xốp, nhanh thoát nước, mưa lớn dễ gây sạt lở và rửa trôi. Đất phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung,....
Đất xám: đất có màu như tên gọi của nó với thành phần kém dinh dưỡng, chua và cơ giới nhẹ. Đất thường bị khô hạn, kém tơi xốp và phân bố nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Để canh tác tốt trên nền đất này cần thuyền xuyên bổ sung các loại phân hữu cơ và các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đặc biệt, bà con cần chú ý cung cấp đủ nước để tưới để tranh đất khô hạn.
Bên cạnh đó, vị trí thổ nhưỡng nhiều đồi núi cũng có thể giúp sầu riêng phát triển tốt. Tuy nhiên, bà con cần chú ý tưới nước đủ và giữ ẩm cho cây vào mùa khô để bổ sung thêm các loại phân hữu cơ cho đất. Thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán phù hợp và neo cây cẩn thận để chống chịu tốt với mưa gió mạnh trên đồi.
Đất trồng và thời tiết quyết định năng suất và giống trồng sầu riêng. Các tỉnh ở Tây Nguyên và miền Đông thường trồng chính là sầu riêng dona do đất rộng, cây thích hợp hơn so với sầu riêng Ri6 và có khả năng xuất khẩu cao. Sầu riêng dona có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, cơm dày, ráo, hạt to,...
2.2 Đặc điểm đất trồng sầu riêng ở Miền Tây
Chủ yếu đất ở miền Tây là đất thịt và đất phù sa, đây cũng là 2 loại đất rất thích hợp để trồng sầu riêng.
Đất thịt: chứa 3 thành phần chính là cát, phù sa và sét. Đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng, thoát nước tốt mà vẫn đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng. Đất thịt có 2 loại chính là chất thịt pha cát và đất thịt pha sét. Phân bố chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre,....
Đất phù sa: được bồi đắp từ các con sông như sông Tiền, sông Hậu chứa nhiều chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
Ngoài ra, các tỉnh ĐBSCL hàng năm đều diễn ra hạn mặn như: Huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phú Đông và các địa điểm gần cửa biển của Tiền Giang, ở Bến Tre có huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách và một số địa phương ở các cù lao, ven sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông của Bến Tre. Bà con khu vực này cần có các biện pháp đề phòng, ứng phó kịp thời với hạn mặn và cung cấp các loại phân bón giúp giảm mặn, khử độc kim loại phèn,...
Các tỉnh miền Tây đất hẹp thì tập trung trồng sầu riêng Ri6, chủ yếu bán trong nước. Sầu riêng Ri6 thường có cơm dày, vàng, hạt lép, khô ráo, rất ít sượng và có vị ngon ngọt không dính tay.
Bên cạnh việc lựa chọn đất trước khi trồng, bà con nhớ kiểm tra đất và cải tạo để đất thật tốt trước khi bắt tay vào canh tác. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!