Cúc kim cương vàng là loài hoa thuộc dạng khó tính trong cách thức trồng, chăm sóc, phòng bệnh. Bà con vườn hoa cần nắm chắc kỹ thuật trồng cúc kim cương để đạt hiệu quả về chất lượng và năng suất như mong muốn.
1. Giới thiệu chung về cúc Đà lạt
Hoa cúc nằm trong bộ tranh tứ quý: Tùng, trúc, cúc, mai và mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt. Loài hoa cúc tượng trưng cho người quân tử nên được mọi người yêu quý, coi trọng và thường được cắm trang trí ở nơi linh thiêng, trang trọng.
Trong số họ cúc, nổi bật nhất chính là giống hoa cúc Đà Lạt. Hoa cúc Đà Lạt nhận nhiều sự yêu thích bởi đây không chỉ là loài hoa đẹp, nhiều màu sắc, kiểu dáng mà còn mang lại nhiều ý nghĩa. Cúc Đà Lạt có nhiều loại như: cúc mico, cúc vàng cam, cúc kim cương, cúc vàng,....mang đến ý nghĩa về sự sự bền bỉ, mãnh liệt, đầy tốt đẹp trong cuộc sống.
Đặc điểm của các loại giống hoa cúc Đà Lạt là cánh hoa mỏng, mềm mại, nhẹ nhàng nhưng lại không kém phần khỏe khoắn. Trồng và trang trí hoa cúc Đà Lạt góp phần mang đến sự tươi mới, tinh tế, sang trọng và tràn đầy năng lượng cho ngôi nhà.
Hiện nay, hoa cúc Đà Lạt được đánh giá là thơm nhất, đẹp nhất và đượm màu nhất trong các loài hoa cúc. Thế nên, cây hoa cúc được bán khá nhiều và đang mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con vườn hoa tại Đà Lạt.
2. Đặc tính sinh trưởng cúc Kim Cương
Nổi bật trong dàn hoa cúc được trồng tại Đà Lạt hiện nay chính là hoa cúc kim cương. Loại này có đặc điểm giống hoa cúc vàng thông thường, tuy nhiên hoa đơn có bông nở to như chén cơm, đẹp nhất trong các loại hoa cúc - “nữ hoàng của hoa cúc”.
Hoa cúc kim cương không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hoa mang đến nhiều ý nghĩa:
- Biểu hiện cho sự trường thọ bởi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ
- Mang đến may mắn, tài lộc
- Thể hiện sự thanh cao, quyền quý
- Mang lại cảm giác ấm áp, đoàn viên
Ngoài ra, hoa cúc kim cương còn có các công dụng như: dùng làm trà hoa cúc tốt cho sức khỏe, hỗ trợ trong việc điều chế thuốc chữa bệnh.
Thời gian sinh trưởng:
Cây hoa cúc là loại cây ngắn ngày, tùy theo đặc tính của từng giống, mùa vụ, số giờ chiếu sáng trên ngày, thời gian sinh trưởng của cây cúc từ 10 - 12 tuần, từ lúc ngắt nụ đến khi thu hoạch khoảng 2,5 - 3,5 tuần.
3. Đất trồng cúc Kim cương ở Đà Lạt
Đất trồng được xem là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cúc kim cương. Cây có bộ rễ phát triển cạn, rễ chùm nên cần đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đồng thời, cúc là cây trồng cạn, không chịu được ngập úng nên cần lựa chọn đất tốt, tơi xốp, màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt.
Thông thường, loại đất thích hợp cho cây cúc kim cương vàng phát triển tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất pha sét và vùng đất đỏ bazan,....Cần nâng và duy trì pH luôn ở mức tối hảo từ 5.8 - 6.8, độ dẫn điện khoảng 0.8 - 1mS/cm cho cây non và khoảng 1.2 - 1.5mS/cm cho cây trưởng thành. Ưu tiên cải tạo đất, nâng cao độ tơi xốp đất và phát triển hệ rễ bằng các chất mùn, bón phân hữu cơ,....kết hợp tưới nước và duy trì độ ẩm thích hợp.
Bà con cần lên luống cao 20 - 25cm, rõ rành 1,2m và yêu cầu bề mặt luống bằng phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Cúc kim cương
Bên cạnh đất trồng, bà con cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cúc kim cương, Có thể kể đến các yếu tố sau:
4.1 Nhiệt độ:
15 - 200C là nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 0C và cao hơn 350C thì cây sẽ phát triển kém và cây có dấu hiệu ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ < 50C, cao hơn 400C cây sẽ dễ bị tổn thương sinh trưởng và lá bị cháy.
4.2 Ánh sáng:
Cúc kim cương vàng là cây ngắn ngày và rất ưa ánh sáng. Tuy nhiên, bà con cần chú ý ở mỗi thời kỳ sinh trưởng cây sẽ thích nghi với ánh sáng khác nhau. Ánh sáng quyết định lớn đến năng suất và chất lượng bông. Cây con cần ít anh sáng sáng và đến giai đoạn phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng để giúp cây sinh trưởng mạnh, thân cao, lá xanh, to bản. Đặc biệt lưu ý, nếu thắp điện thấp hơn 14h cây sẽ rất dễ bị thấp, ra nụ sớm và giảm chất lượng bông.
4.3 Độ ẩm:
70 - 80% là khoảng độ thích hợp nhất, độ ẩm không khí khoảng 65 - 70&. Nếu độ ẩm cao hơn 85% cây sẽ dễ bị nấm bệnh phát triển và gây hại.
4.4 Chế độ dinh dưỡng:
Các nguyên tố N, P, K,Ca, Mg và vi lượng như Fe, Zn, Mn, Cu, Bo có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa.
- Đạm (N): có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Trường hợp thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu. Thừa đạm cây sinh trưởng quá mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều, dễ dẫn đến tình trạng không ra hoa. Dư thừa đạm rất dễ bị sâu bệnh tấn công và ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Cúc cần đậm vào 2 thời kỳ chính là chuẩn bị phân cành và phân hóa mầm hoa.
- Lân (P): ảnh hưởng đến thân cây, độ bền hoa, màu sắc, sức đề kháng của cây và giúp cây hấp thu đạm nhiều. Thiếu lân làm bộ rễ kém phát triển, cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu sắc hoa nhợt nhạt và hoa ra muộn. Bà con cần bổ sung lân mạnh vào thời kỳ phân hóa mầm hoa.
- Kali (K): giúp cây tăng cường đề kháng, tăng cường vận chuyển và trao đổi chất, giúp cây chịu hạn, chịu rét và chống sâu bệnh. Thiếu Kali làm màu sắc hoa không tươi, mau tàn. Bà còn nhớ bổ sung đủ Kali cho cây vào thời kỳ phân hóa mầm hoa.
- Các nguyên tố trung vi lượng khác: Cây cúc cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được như Fe, Zn, B, Mn, Cu…