Kỹ thuật trồng hoa cúc kim cương không phải dễ, chăm sóc hoa trước các sâu bệnh hại còn khó hơn. Hiện nay, có rất ít thuốc trừ bệnh hại trên hoa cúc, bà con cần xem kỹ trước khi sử dụng. Trước hết cùng Agrino xem có các loại bệnh hại nào trên hoa và biện pháp diệt trừ hiệu quả nhất.
1. Các loại côn trùng gây hại và cách phòng trừ
1.1 Bọ trĩ
Dấu hiệu nhận biết:
Bọ trĩ chủ yếu gây hại ở phần lá nón và hoa của cây. Chúng chích hút nhựa làm biến dạng lá, tạo nên các vết sẹo trên lá có dạng như vết bỏng. Bệnh hại lâu ngày dẫn đến giảm khả năng quang hợp của cây, khiến cây còi cọc, chậm và không phát triển.
Bên cạnh đó, bọ trĩ gây hại làm mất màu sắc của hoa dẫn đến mất thẩm mỹ và không đạt chất lượng. Bọ trĩ còn là trung gian truyền virus cho cây.
Cách phòng trừ:
- Bà còn nên thường xuyên vườn sạch sẽ
- Sử dụng lưới côn trùng để ngăn cản sự xâm nhiễm bọ trĩ từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong nhà kính.
- Dùng bẫy bắt côn trùng để hạn chế bọ trĩ. Có thể dùng bạt vàng hay bẫy dính màu vàng để thu hút bọ.
- Chọn lọc giống trước khi mang vào nhà kính, ưu tiên lựa chọn cây giống sạch.
- Kiểm tra và sớm phát hiện bệnh để phun thuốc phòng ngừa, kịp thời và hiệu quả. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất mang tính mát như: Anomi 700WG, Thần Sấm Sét, Sasara,...để phòng trừ và bảo vệ tốt cả hoa và lá.
1.2 Nhện đỏ
Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá làm cho lá bị gộp, biến dạng dẫn đến giảm sự quang hợp. Lá của hoa cúc kim cương có thể bị vàng, làm giảm giá trị thẩm mỹ, chất lượng và năng suất. Nhện đỏ trong quá trình chích hút còn tiết ra độc tố gây hại cho cả cây trồng.
Cách phòng ngừa và đặc trị:
- Tiến hành kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm bệnh hại
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn các lá bệnh khỏi vườn để tranh lan bệnh qua các lá khỏe
- Sử dụng nhện ăn mồi để kiểm soát nhện đỏ rất hiệu quả. Biện pháp này thường được áp dụng hiệu quả trên cây trồng trong nhà kính và trồng ngoài trời.
- Sử dụng các loại thuốc chuyên phòng trừ nhện đỏ như: TUXEDO 500SC, Anomite 20SC,...
1.3 Rệp hại hoa
Dấu hiệu nhận biết:
Rệp hại hút chích nhựa làm lá cây bị méo mó và tiết ra chất dịch ngọt. Chất dịch này là môi trường trung gian thích hợp cho nấm muội đen phát triển gây cản trở cho quá trình quang hợp và thoát hơi nữa của lá.
Bệnh gián tiếp làm giá bị úa vàng, cây còi cọc, chậm phát triển và suy giảm năng suất. Bên cạnh đó, rệp còn nhân tố truyền virus gây hại cây.
Cách phòng ngừa và đặc trị:
- Tiến hành vệ sinh vườn bằng cách nhổ sạch cỏ để tiêu diệt nơi ẩn nấp của rầy
- Dùng lưới căn bắt côn trùng để ngăn cản côn trùng bay vào gây hại
- Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh
- Sử dụng các dòng thuốc có chứa hoạt chất chuyên trừ rệp để phòng ngừa.
1.4 Ruồi đục lá
Dấu hiệu nhận biết:
Ruồi hút chích trên lá tạo thành các chấm nhỏ hình tròn hoặc hình oval. Bệnh hại làm lá bị tổn thương và tạo điều kiện các nấm bệnh khác phát triển và gây hại. Bên cạnh đó, ruồi đục lá làm giảm giá trị thẩm mỹ, khả năng quang hợp giảm khiến lá bị úa vàng, rụng sớm và ảnh hưởng sớm đến năng suất và chất lượng.
Thời gian gây hại phổ biến: vào tháng 2 - 5 hàng năm
Cách phòng ngừa và đặc trị:
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vườn
- Sử dụng lưới côn trùng để ngăn cản sự xâm nhập gây hại
- Phun thuốc phòng ngừa khi sớm phát hiện bệnh như Sasara
1.5 Sâu hại hoa cúc
Dấu hiệu nhận biết:
Các loại sâu phổ biến thường gặp là: sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh da láng,...Sâu gây hại trong suốt vòng đời sống của nó. Sâu non thường gây hại mặt dưới lá, sâu lớn gây hại trên lá. Chúng thường ăn lá, thân non và làm hoa cúc tổn thương.
Chất thải từ sâu được bài tiết trực tiếp trên lá, hoa lam giảm chất lượng dẫn đến tỷ lệ đào thải hoa lớn.
Cách đặc trị:
- Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh
- Vệ sinh vườn để hạn chế nơi trú ngụ của sâu
- Sử dụng các dòng thuốc chuyên trị sâu xanh như: Anokill 500EC, Anomi 700WP,...
2. Bệnh hại chính và cách phòng trừ
2.1 Bệnh rỉ sắt
Biểu hiện bệnh:
Hoa cúc bị bệnh rỉ sắt chủ yếu do 2 nấm Puccinia horiana (rỉ sắt có màu trắng) và Puccinia chrysanthemi (rỉ sắt có màu nâu) gây nên. Ban đầu, nấm bệnh sẽ hình thành các bào tử nằm dưới mặt lá. Khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm >95% nầm sẽ xâm nhập vào các mô lá để gây hại và lây lan nhờ gió, nước. Bào tử nấm chỉ có thể sống 5 phút nếu ẩm độ <80%. Tuy nhiên, nếu tồn tại lâu sẽ gây hại nặng trên lá.
Bệnh gây hại làm mặt dưới lá xuất hiện vệt màu xanh nhạt. Sau đó, bệnh phát triển gây hại thành các nốt màu trắng, lan dần sáng vàng. Thời điểm bệnh rỉ sắt phát triển mạnh là khi giao mùa hoặc thời tiết ban đêm khi có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.
Cây non sẽ dễ bị bệnh rỉ sắt hơn cây lớn.
Biện pháp phòng trừ:
- Thường xuyên kiểm tra vườn
- Vệ sinh ruộng sạch sẽ
- Chọn những cây kháng bệnh, cây non sạch bệnh để hạn chế tối đa bệnh tấn công
- Trồng cây đúng mật độ
- Ngắt lá bệnh và thu gom để hạn chế lây lan bệnh cho các lá khỏe
- Không tưới nước vào buổi chiều
- Kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm
- Tạo thông thoáng cho nhà kính để hạn chế bệnh phát triển
- Sử dụng các thuốc chuyên trị bệnh để phòng trừ và đặc trị
2.2 Bệnh lở cổ rễ
Biểu hiện bệnh:
Bệnh lở cổ rễ chủ yếu do nấm Rhizoctonia solani gây ra, đây là loại nấm có sẵn trong đất. Bệnh xuất hiện ở cả cây non và cây trưởng thành. khi cây bị dư nước và nóng ẩm sẽ là môi trường tốt nhất cho nấm bệnh phát triển và gây hại. Bệnh gây hại làm cây héo rũ và có thể chết khi bị bệnh nặng.
Biện pháp phòng trừ:
- Khử trùng môi trường dùng ươm cây non và đất trồng
- Cải tạo đất, tạo thông thoáng đất và gia tăng các vi sinh vật có lợi
- Vệ sinh vườn sạch sẽ trước mùa vụ
- Tiêu hủy các cây nhiễm bệnh ra khỏi vườn
- Ưu tiên sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh, kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm
- Dùng các chế phẩm tốt cho đất để hạn chế bệnh phát triển
2.3 Bệnh héo vàng
Biểu hiện bệnh:
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra, đây là loại nấm rất nguy hiểm cho cây cúc và hiện tại chưa có thuốc phòng trị. Triệu chứng của bệnh này rất giống bệnh héo xanh, tuy nhiên ban đầu bộ lá bị héo mặt trên trước, lá chuyển dần sang màu vàng hoặc nâu nhạt. Bệnh còn làm cây còi cọc, khó hấp thu dinh dưỡng.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh tàn dư thực vật sạch sẽ trước khi tiến hành cày bừa
- Cải tạo đất, tạo độ tơi xốp và phát triển hệ rễ tối ưu, ưu tiên các dòng phân hữu cơ
- Không tưới nước lúc trời nắng nóng
- Sử dụng thuốc để phòng trừ
Tóm lại, phát hiện các côn trùng và bệnh gây hại phổ biến kịp thời sẽ giúp vườn cúc luôn khỏe, từ đó nâng cao được năng suất và chất lượng hiệu quả.