Nước là yếu tố sống còn trong việc chống sốc nhiệt cho cây sầu riêng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vậy vai trò cụ thể là gì và chế độ tưới nước cây sầu riêng như nào là thích hợp? Cùng Agrino Việt Nam tìm hiểu ngay nhé!
1. Tại sao nước quan trọng trong việc chống sốc nhiệt cho cây sầu riêng?
Cây sầu riêng là loại cây rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết bất lợi, đặc biệt là nắng nóng kéo dài. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và chống chịu của cây sầu riêng. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cây sầu riêng dễ bị mất nước, dẫn đến cây dễ bị sốc nhiệt, rụng bông, rụng trái và suy cây nghiêm trọng.
Việc cung cấp đủ nước không chỉ giúp cây duy trì sự sống mà còn hỗ trợ các quá trình sinh lý như quang hợp, vận chuyển dinh dưỡng và điều hòa nhiệt độ trong cây. Thế nên bà con cần có chế độ tưới nước thích hợp, tránh thừa hoặc thiếu nước.
2. Dấu hiệu cây sầu riêng bị sốc nhiệt do thiếu nước
Triệu chứng cây sầu riêng bị thiếu nước do sốc nhiệt có thể dễ nhìn thấy thông qua:
- Lá héo rũ, chuyển vàng, thậm chí bị cháy lá.
- Bông, trái non rụng hàng loạt.
- Cành non có biểu hiện khô, đọt không phát triển.
- Trái chậm lớn, dễ bị nám trái, giật hộc, méo trái.
- Cây suy yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.
3. Cách tưới nước giúp chống sốc nhiệt hiệu quả cho cây sầu riêng
3.1 Tưới nước theo từng giai đoạn sinh trưởng
Đảm bảo đủ lượng nước tưới cho từng thời kỳ quan trọng của cây:
- Giai đoạn sầu riêng phục hồi sau thu hoạch: Tưới nước đều đặn, giữ ẩm giúp cây phục hồi nhanh.
- Xử lý ra hoa/ dưỡng bông cho cây sầu riêng: Hạn chế tưới nước mạnh, chỉ giữ ẩm vừa phải, giai đoạn tạo mầm cần thiết xiết nước.
- Nuôi trái sầu riêng: Tăng cường lượng nước giúp cây hấp thu dinh dưỡng và nuôi trái lớn nhanh.
- Giai đoạn trái gần thu hoạch: Giảm lượng nước để tránh nứt trái.
3.2 Phương pháp tưới nước đúng cách
Áp dụng 3 cách tưới nước sau cho cây sầu riêng cũng như các loại cây trồng khác:
- Tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa dưới tán để hạn chế thoát hơi nước.
- Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa nắng gắt.
- Tưới luân phiên từng vùng gốc để cây hấp thu nước từ từ, tránh sốc nước.
4. Giải pháp kết hợp giúp cây chống sốc nhiệt hiệu quả
Bên cạnh việc tưới nước, bà con có thể kết hợp các giải pháp sau để tăng sức chống chịu cho cây:
- Phun phân bón lá rong tảo biển kết hợp Canxi, Kẽm như Sealeaf + Calxpro giúp cây chống sốc nhanh, hạn chế rụng, phục hồi bộ lá và rễ.
- Sử dụng thuốc trị nấm để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra.
- Bổ sung phân hữu cơ dạng lỏng như Can tưới hữu cơ Agrino để kích thích ra rễ mới, tăng khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng.
5. Lưu ý khi tưới nước trong thời điểm nắng nóng
Khi tưới nước bà con cần chú ý 3 vấn đề sau:
- Không tưới nước quá nhiều trong một lần để tránh sốc nước.
- Đảm bảo đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt.
- Kết hợp che chắn vườn bằng lưới lan hoặc trồng cây che bóng để giảm nhiệt độ môi trường.