4 loại bệnh trên chuối phổ biến | Biện pháp đặc trị hiệu quả nhất

4 loại bệnh trên chuối phổ biến | Biện pháp đặc trị hiệu quả nhất
Ngày đăng: 25/07/2023 01:00 PM

Cây chuối là loại cây ăn trái quen thuộc của người dân Việt Nam, có giá trị kinh tế cao và được trồng rộng rãi khắp cả nước. Chuối nhanh ra trái (quả), thường chỉ mất khoảng 9 - 12 tháng kể từ khi trồng đến thu hoạch. Muốn trồng được cây chuối cho chất lượng và năng suất cao, bà con cần xử lý 4 loại bệnh trên chuối phổ biến dưới đây.

1. Bệnh thán thư trên chuối

1.1 Triệu chứng

Thán thư ớt được xem là bệnh hại quen thuộc, gây nguy hiểm cho cây chuối. Triệu chứng bệnh thán thư trên chuối sẽ khác nhau ở từng bộ phận trên cây bị nhiễm bệnh. 

1.2 Nguyên nhận bệnh

Bệnh thán thư trên chuối do nấm Colletotrichum sp. gây ra trên vườn chuối từ 2 năm tuổi trở lên, khi lá đã đủ dày. Trên cùng một cây, bệnh hại phát sinh gây hại lá ngoài cùng trước rồi mới lần lượt đến các lá trong cùng. 

Trong các điều kiện thời tiết bất lợi nắng mưa bất thường, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các nấm bệnh phát triển gây hại. Bên cạnh đó, bà con cần chú ý các yếu tố sau cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh thán thư phát triển trên chuối:

1.3 Biện pháp phòng, đặc trị bệnh

Phát hiện, phòng ngừa và có giải pháp đặc trị chính là chìa khóa quan trọng trong công tác quản lý bệnh thán thư trên chuối. Bà còn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

2. Bệnh đốm lá

2.1 Triệu chứng

Đây là loại bệnh trên chuối phổ biến, bệnh chủ yếu gây hại trên phiến lá. Dấu hiệu nhận biết là các vết bệnh xuất hiện đầu tiên là chấm nhỏ xanh vàng trên lá, chuyển dần bệnh chuyển sang màu nâu. Vết bệnh nặng sẽ lan rộng thành đốm hình bầu dài, giữa vết bệnh có màu xám tro làm lá chuối sớm héo chết.

2.2 Nguyên nhận bệnh

Bệnh đốm lá trên chuối do vi khuẩn Hycospha erellafyensis var difformis gây ra. 

Nấm bệnh lan truyền nhanh theo mưa gió, xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vết thương xây xát trên lá. Bên cạnh đó, nhiệt độ cào từ 25 - 30 độ C kết hợp độ ẩm trên 75% là điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng mạnh.

2.3 Biện pháp phòng trị bệnh

Để phòng trị bệnh đốm lá hiệu quả, bà con cần thường xuyên thăm vườn và loại bỏ những lá héo mắc bệnh, mang đi tiêu hủy ngay. Việc loại bỏ lá bệnh kịp thời giúp giảm bớt khả năng gây bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trị.

Bên cạnh đó, bà con cần có các biện pháp thuốc đặc trị để diệt trừ bệnh hại kịp thời. Bà con nên ưu tiên lựa chọn các dòng thuốc có chứa các hoạt chất giúp lá xanh dày, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây, lá và giúp bảo vệ lá trừ trong ra ngoài. Một số sản phẩm có thể kể đến là: Casino Top 600WG, Anoba 69WP, Agrino Top 325SC, Rado Gold 68WP,...


3. Bệnh sâu đục gốc chuối

3.1 Triệu chứng

Dấu hiệu dễ nhận biết chuối bị sâu đục chính là cây còi cọc, trái nhỏ, lá bị gãy rũ xuống và héo khô, nhiều hơn là cả khóm chuối bị chết rũ, buồng chuối bị gãy và cây đổ ngã. Khi chẻ cây chuối ra sẽ thấy xuất hiện nhiều con sâu màu trắng ngà, rất mập và không có chân.

Bệnh sâu đục gốc chuối nếu để lâu ngày sẽ làm thân cây có thể bị rỗng như xơ mướp, thân bị thối, lá vàng, nõn bị méo, củ thối và làm chết cả cây. Nếu cây có buồng thì thường sẽ bị gãy ngang thân hoặc gãy cuống buồng.

3.2 Nguyên nhận bệnh

Bệnh do con sâu đục Cosmopolites sordidus gây ra, chúng thuộc loại bộ cánh cứng Coleoptera. Loại sâu non này chuyên đục phá củ chuối làm cho cây bị còi cọc, chết. 

Đặc biệt,  thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện tốt cho sâu sinh trưởng và phát triển.

3.3 Biện pháp phòng trị bệnh

Để phòng trị hiệu quả loại bệnh hại trên chuối này, bà con cần có cho mình các biện pháp sau:

4. Bệnh rầy mềm

4.1 Triệu chứng

Bệnh rầy mềm cũng là loại bệnh trên chuối phổ biến, bệnh gây hại khiến cho cây chuối lá mọc thành bó, lá mọc thẳng, lá dễ rách và cuống ngắn. Bệnh nặng sẽ làm cho bụi chuối bị lùn, không ra trái hoặc có nhưng trái không chín.

4.2 Nguyên nhận bệnh

Bệnh do loại rầy mềm Pentalonia nigronervosa gây ra, rầy có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu nâu đen. Rầy hút chích dịch của cây, có khả năng truyền bệnh cho cây, chất tiết của rầy mềm thu hút nấm bồ hóng tấn công gây hại cho cây.

Rầy mềm thường hiện diện ở dưới gốc thân chuối hoặc núp mặt sau của lá già gần mặt đất. Loại bệnh này cũng xuất hiện ở những cây chuối non vừa mọc khỏi mặt đất.

4.3 Biện pháp phòng trừ

Phòng trừ rầy mềm trên chuối, bà con nên sử dụng chế phẩm SASARA 450EC khi kết hợp 3 hoạt chất đặc trị sâu bệnh hiệu quả cao. Pha 25-30 ml cho bình máy 25 lít với lượng nước: Phun 400-600 lít/ha giúp diệt trừ hiệu quả các loại sâu bệnh hại, kiểm soát rầy mềm và bảo vệ vườn chuối của bà con.

Nếu bà con  đang gặp các vấn đề về sâu bệnh hại trên cây chuối và cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Agrino để được đội kỹ kỹ sư hỗ trợ.

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AGRINO VIỆT NAM

Địa chỉ     : 124 Đường số 13, Khu Phố 19, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

Tel            : 090 235 6939

Fanpage  : https://www.facebook.com/agrinocompany

Youtube   : https://www.youtube.com/@AGRINO-nongnghiepoimoi

 



 

 




 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline