5 LOẠI BỆNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG THƯỜNG GẶP NHẤT
Sầu riêng luôn được xem là vua của các loại trái cây bởi độ thơm ngon và giá trị kinh tế cao. Sở dĩ có danh xưng trên, giá thành cao như trên là do cây sầu riêng không phải là một loại dễ trồng và chăm sóc. Cây sầu riêng muốn ra được năng suất phải trải qua nhiều năm canh tác và nhiều công đoạn khá kỳ công, là giống cây khá mẫn cảm với môi trường, nhiệt độ và bị nhiều loại sâu, bệnh tấn công. Hãy cùng Agrino tìm hiểu xem 5 loại bệnh trên cây sầu riêng thường gặp nhất để có biện pháp phòng trị kịp thời nhé!
1. Ảnh hưởng của các bệnh đối với cây sầu riêng
Theo khảo sát thực tế tạo các vườn sầu riêng canh tác thường xuất hiện 5 loại bệnh phổ biến, hay xuất hiện trên cây sầu riêng bao gồm: bệnh vàng lá, thối rễ; thán thư; xì mủ, bệnh đốm rong và đốm hồng,...Những bệnh này thường xuất hiện, trú ngụ và phát triển gây hại trên diện rộng là do các loại nấm gây ra, đặc biệt là vào mùa mưa.
Các loại bệnh làm hại đến toàn bộ cây từ rễ, thân, cành, lá và kể cả trái. Cây sầu riêng bị các loại bệnh sẽ cho cho chất lượng trái thấp, năng suất mùa vụ suy giảm, khiến cho người dân đau đầu.
2. 5 loại bệnh trên cây sầu riêng phổ biến nhất
2.1 Bệnh vàng lá, thối rễ
- Bệnh do tập đoàn Phytophthora sp., Fusarium sp. hay Pythium sp. gây ra. Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá thối rễ là cây sầu riêng bị thối rễ cám, vỏ rễ tụt ra và rễ lớn bị thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ.
- Tùy thuộc vào loài nấm tấn công nào mà có mức độ bệnh khác nhau ở từng vị trí của rễ và lá. Ở lá cây thường bị vàng cả phiến lá và gân lá, ban đầu là vàng ở các lá non sau đó lan sang vàng cả lá già.
- Đối với rễ cây, nấm phytophthora và fusarium sẽ khiến cho rễ bị hoại tử. Các nhánh rễ ở các cành bị lá vàng sẽ thấy hiện tượng bị thối, lớp vỏ ngoài bị bung ra chỉ còn phần lõi bên trong. Nếu không phòng trị kịp thời, bệnh sẽ lan nhanh sang các rễ lá khỏe, gây bệnh cho cả cây, khiến cho cây bị chết.
- Lý do rễ cây bị thối?
- Canh tác lâu năm nên đất bị thoái hóa, bạc màu
- Bón nhiều phân trong mùa mưa
- Trồng sâu
- Vườn thoát nước kém, làm rể bị oi nước
- Tuyến trùng gây hại
Nhìn chung, bệnh vàng lá, thối rễ trên cây sầu riêng thường có khả năng lây lan nhanh, trên mật độ diện rộng và dễ tái phát hằng năm nếu không được xử lý triệt để. Thế nên, bà con cần xác định sớm và đúng nguyên nhân để xử lý triệt để mầm bệnh nhanh chóng và kịp thời.
2.2 Bệnh nứt thân xì mủ
Đối với các bệnh trên cây sầu riêng, nứt thân xì mủ được xem là loại bệnh khó trị, bà con làm vườn cần phòng trị kịp thời để tránh cây mất sức dẫn đến chết cây. Bệnh này do nấm Phytophthora sp. gây ra. Thông thường, loại nấm này có sẵn trong đất đến khi gặp các điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng quang hợp và mưa gió liên tục thì chúng sẽ phát triển và tấn công cây.
Bệnh xì mủ dễ dàng xuất hiện trên các cây kém phát triển, cây mất sức trong lúc xiết nước cây ra hoa mang trái. Ngoài ra, nấm còn dễ tấn công thân cây khi vườn thoát nước kém thường xuyên ngập úng và bón phân công cân đối (dư đạm).
Biểu hiện của bệnh này là trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây.
Bệnh làm mất nhựa cây, cây mất sức sinh trưởng, gây chết cây, giảm năng suất mùa vụ. Khi có mưa kèm theo gió mạnh sẽ là điều kiện tốt cho bệnh lây lan khắp cả vườn.
Bà con có thể sử dụng bộ đôi RADO GOLD 68WG + HERO MAX pha sệt với nước quét nguyên chất trực tiếp vào vết bệnh sau khi đã làm sạch. Chú ý: Bà con nên loại bỏ phần bị gây hại nặng mục đích giảm bớt mầm bệnh trên cây
2.3 Bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra và thường gây hại nặng cho cây sầu riêng vào màu mưa. Dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện trên lá gây cháy chóp dần chuyển đến phiến lá, nếu nặng có thể dẫn đến chết cành.
Các bào tử nấm sẽ lâu lan bằng cách bay theo gió hoặc thông qua nước tiêu trong vườn, truyền bệnh sang cây khác. Độ ẩm không khí cao rất dễ khiến mầm bệnh lây lan, bà con nhớ thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.
2.4 Bệnh đốm rong
Loại bệnh này do tảo (algae) Cephaleuros gây ra chủ yếu tấn công những lá cây sầu riêng đã trường thành. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây hại trên cả thân và cành cây non, thi thoảng xuất hiện trên trái.
Bệnh gây hại nặng làm cho lá không quang hợp được nên rụng nhiều, cây còi cọc và kém phát triển. Triệu chứng bệnh có thể nhận thấy thông qua vết bệnh là những đốm gần tròn, có màu nâu đỏ, mọc hơi nhô lên như một lớp nhung trên mặt lá. Vết bệnh lan rộng nhanh khi gặp điều kiện phù hợp. Trong mùa mưa ẩm độ cao bào tử nấm phát tán theo đường gió và nước mưa. Cần phòng ngừa bệnh, trồng cây đúng tiêu chuẩn và phát hiện kịp thời để chữa trị cho cây.
2.5 Bệnh đốm hồng
Bệnh đốm hồng hay còn gọi là nấm hồng, bệnh có triệu chứng ban đầu là các vết nấm có màu trắng đục hơi vàng sau đó chuyển dần thành màu hồng nhạt bao quanh da cành và nhánh nhỏ, từ từ dẫn đến chết lá. Bệnh thường xuất hiện trên cây sầu riêng vào mùa mưa.
Đối với các vườn sầu riêng ít cắt tỉa, nấm sẽ bám vào vỏ thân, nhánh cây để hút dần dần các chất dinh dưỡng, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng khô chết cành, rụng cành và rụng hoa.
Bà con nông dân mình cần phòng ngừa bệnh sớm, xây dựng các hệ thống thoát nước, cải thiện đất, phát hiện kịp thời để bổ sung dinh dưỡng, chữa trị cho cây.
Hy vọng thông qua các thông tin AGRINO cung cấp sẽ giúp bà con nông dân, chủ nhà vườn sẽ có biện pháp thích hợp để phòng trị những loại bệnh trên cây sầu riêng của mình một cách hiệu quả nhất.
Kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AGRINO VIỆT NAM
Địa chỉ : 124 Đường số 13, Khu Phố 19, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tel : 090 235 6939
Fanpage : https://www.facebook.com/agrinocompany