Biện pháp giúp Sầu riêng đậu nhiều trái

Biện pháp giúp Sầu riêng đậu nhiều trái
Ngày đăng: 27/09/2024 08:57 AM

Sầu riêng được đánh giá là loại cây khó thụ phấn nhất trong các dòng cây ăn trái bởi bông của sầu riêng lưỡng tính, thời gian tung và nhận phấn không cùng một lúc. Thế nên, bà con nhà vườn cần có biện pháp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn dưỡng bông, tăng cường thụ phấn cho cây hiệu quả nhất.

Để gia tăng tỷ lệ đậu trái sầu riêng, bà con cần quan tâm và đảm bảo các vấn đề sau:

1. Chọn giống Sầu Riêng chất lượng

Việc lựa chọn giống sầu riêng tốt là bước đầu tiên quan trọng. Nên chọn những giống có năng suất cao, khả năng đậu trái tốt như sầu riêng Monthong, Ri6 hay Musang King. Giống tốt không chỉ giúp tăng năng suất mà còn cải thiện chất lượng trái.

2. Cắt tỉa cành đúng cách

Cắt tỉa cành giúp cây thông thoáng, nhận được nhiều ánh sáng hơn. Từ đó, cây có thể phát triển khỏe mạnh và tăng khả năng ra hoa. Nên tỉa bỏ những cành già, cành yếu hoặc cành chéo nhau để tập trung dinh dưỡng cho những cành khỏe mạnh.

3. Tiến hành thụ phấn nhân tạo

Trong trường hợp cây sầu riêng không tự thụ phấn tốt, nông dân có thể áp dụng thụ phấn nhân tạo. Khi hoa nở, hãy sử dụng cọ hoặc bàn tay để chuyển phấn từ hoa đực sang hoa cái. Phương pháp này giúp tăng tỷ lệ đậu trái.

Ngoài ra, đặc điểm của phấn hoa sầu riêng kết thành hình khối và dính vì thế không thể thụ phấn bằng gió nên nhiều nơi sử dụng phương pháp nhờ một số loại n trùng như ong hoặc dơi để truyền phấn ở cây sầu riêng. Nếu có điều kiện nuôi ong được thì rất tốt.

4. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý

Bón phân là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là lân và kali, sẽ kích thích ra hoa và đậu trái. Bà con cần tiến hành bổ sung liên tục Bo, Kẽm trong suốt quá trình dưỡng bông từ lúc bông mới nhú mắt cua bằng ABZ Ultra. Đặc biệt, khi bông giai đoạn giai đoạn 25 - 30 ngày cần tăng cường bổ sung SUPER BO với hàm lượng Bo cao (12%) vừa đủ để dưỡng bông, chống sốc, tăng sức sống hạt phấn từ đó gia tăng tỷ lệ thụ phấn, đậu trái và ngăn bông nở sớm.

Lưu ý: giai đoạn dưỡng bông rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ đậu trái, thế nên bà con cần cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cùng với đó là các vi lượng, amino acid và canxi để giúp bông phát triển toàn diện nhất.

Bên dưới gốc nên bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để cây hấp thu tốt nhất.

5. Tưới nước đúng cách

Sầu riêng cần đủ nước trong giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng ngập úng. Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để giữ ẩm cho đất mà không làm cây bị sốc.

Vào giai đoạn sầu riêng dưỡng bông, chuẩn bị đậu trái gặp mưa cần có biện pháp kiểm soát lượng nước tưới, chuẩn bị hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng để hạn chế bông bị sốc và rụng.

6. Quản lý sâu bệnh hại

Sâu bệnh hại có thể làm rụng hoa và trái non. Nên thường xuyên kiểm tra và áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả để bảo vệ cây.

Thông thường các loại bệnh phổ biến trong giai đoạn này bà con cần đặc biệt chú ý là: sâu ăn bông, bọ trĩ, rầy và nhất là nấm gây khô đen bông.

7. Theo dõi thời gian ra hoa

Thời điểm ra hoa có thể khác nhau giữa các giống và vùng miền. Nên theo dõi sát sao để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Bón phân, tưới nước ngay sau khi hoa nở để cây có đủ dinh dưỡng.

8. Bảo vệ trái non

Sau khi đậu trái, trái sầu riêng giai đoạn đầu cần bảo vệ khỏi tác động của thời tiết và sâu bệnh để trái không bị sốc và rụng. Tăng cường khả năng chống sốc của trái sầu riêng giai đoạn sau xổ nhụy cần tiến hành bổ sung kịp thời dinh dưỡng chứa Amino Acid, tảo biển, vi lượng, Bo, Kẽm và Canxi để giúp cây chống sốc, cuống trái khỏe, ngăn ngừa nứt cuống trái và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Tóm lại, khi áp dụng những biện pháp trên sẽ giúp cây sầu riêng đậu nhiều trái hơn và tăng năng suất. Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại những trái sầu riêng thơm ngon, chất lượng cao. Agrino chúc bà con có mùa vụ năng suất, chất lượng đạt chuẩn yêu cầu.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline