BIỂU HIỆU THƯỜNG GẶP TRÊN SẦU RIÊNG MÙA MƯA

BIỂU HIỆU THƯỜNG GẶP TRÊN SẦU RIÊNG MÙA MƯA
Ngày đăng: 08/08/2024 10:49 AM

Sầu riêng bước vào giai đoạn mùa mưa nhất là các cơn mưa dầm gây ra nhiều bất lợi cho quá trình canh tác sầu riêng của bà con. Cây sầu riêng vào mùa này thường có nhiều biểu hiện bệnh, thế nên bà con cần nắm rõ và có hướng xử lý thích hợp nhất giúp việc chăm sóc vườn sầu riêng đạt năng suất cao nhất. Cùng Agrino tìm hiểu ngay các biểu hiện của cây sầu riêng mùa mưa nhé!

1. Cây bị vàng lá thối rễ

Biểu hiện đầu tiên có thể kể đến là cây bị vàng lá, chậm và không phát triển. Nguyên nhân có thể kể đến là do mưa lớn, nước thoát không kịp dẫn đến ngập úng, ngộp rễ và thối rễ.

                 

Cách xử lý đối với tình trạng này:

Bước 1: Xử lý bề mặt của mô sầu riêng

Sau khi thời tiết hết mưa, bà con nhà vườn tiến hành kiểm tra sẽ thấy ngay hệ thống thoát nước đang gặp vấn đề, thoát nước kém, đất bị ngập úng gây ngộp và thối rễ. Rễ cây không thể hấp thụ nước và dưỡng chất từ đó làm lá bị vàng và tạo điều kiện cho Nấm Phytophthora sp  tấn công làm tổn thương phần rễ.

Bà con cần tiến hành dọn sạch cỏ xung quanh mô và xới nhẹ mặt đất xung quanh gốc, cắt nhẹ nước trước khi tưới các dòng thuốc trừ bệnh, duy trì độ ẩm cho đất. Việc làm này giúp đất thấm nhanh và hiệu quả hơn.

Bước 2: Xử lý nấm bệnh trong đất

Sau khi tiến hành dọn dẹp bề mặt mô, tạo thông thoáng cũng như quản lý hệ thống thoát nước tốt, tiến hành sử dụng các sản phẩm chất chuyên trị nấm đất như Dimethomorph (Anti - Phyto 500WP) kết hợp với các dòng Lân 2 chiều kích kháng (HERO MAX) để tưới gốc. Sử dụng giải pháp tưới nấm gốc giúp trừ các nấm bệnh gây hại phytophthora spp., fusarium spp., pythium vexans. cho rễ khỏe phát triển rễ mới và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Rễ cây cần được sạch mầm bệnh để rễ non mới có điều kiện thuận lợi để phát triển khỏe, mập, vươn dài.

Bước 3: Dưỡng lại bộ rễ và lá

Sau khi tưới nấm gốc, 5 - 7 ngày sau bà con cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng để dưỡng lại bộ rễ và lá. 

Tiến hành sử dụng các dòng phân hữu cơ, ưu tiên phân hữu cơ lỏng để đảm bảo khả năng thấm thẩu nhanh, hạn chế rửa trôi do mưa và đặc biệt là giúp nâng pH, dưỡng rễ hiệu quả. Khi đưa phân hữu cơ vào giúp ổn định lại môi trường đất, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và đề kháng cho bộ rễ.

Kết hợp bổ sung các dòng amino acid, vi lương để giúp dưỡng lại bộ lá, giúp lá xanh khỏe trở lại, lá xanh dày, quang hợp tốt hơn.

*** Lưu ý: 

Đối với các vườn sầu riêng trồng sâu cần tiến hành tạo các rãnh thoát nước hoặc hạ bồn để tránh cây bị ngập úng vào mùa mưa.

Chủ động tưới bệnh vào đầu mùa mưa để phòng bệnh trước các điều kiện bất lợi sẽ gây bệnh trong tương lai.

2. Cây bị thối cổ rễ

Bệnh thối rễ (lở cổ rễ) do nhiều loại nấm gây hại như: Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis,…Bệnh chủ yếu phát triển mạnh mẽ trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, mưa dầm, nhiệt độ thấp, thời tiết nóng lạnh bất chợt. Đặc biệt, bệnh có xu hướng phát triển nhiều ở các vùng đất bị ứ đọng nước.

Biểu hiện của bệnh có thể nhìn thấy rõ: ở phần gốc thân sát mặt đất xuất hiện chấm nhỏ màu đen, sau đó bắt đầu lan nhanh bao bọc quanh cổ rễ khiến cho lá cây bị héo rũ. Bệnh xâm nhập cả cây con và cây lớn, nấm bệnh tấn công gốc thân làm cho thân cây bị thối nhũn có màu nâu đen, cây đổ gục và chết lụi.

Cách xử lý khi cây bị thối cổ rễ:

Bước 1: Cạo sạch vết bệnh:

Sau khi kiểm tra và phát hiện vết bệnh do nấm tấn công làm nghẽn mạnh, bà con nhà vườn cần tiến hành cạo sạch vết bệnh, vết bệnh tấn công tới đâu cạo tới đó.

Dọn dẹp tàn dư thực vật sau đó đem đi tiêu hủy để tranh tạo môi trường cho bệnh lây lan.

Bước 2: Sử dụng thuốc trị nấm bệnh

+ Xới nhẹ mặt đất xung quanh gốc, tiến hành cắt nhẹ nước trước khi phun thuốc trừ bệnh, đất vừa đủ ẩm để giúp thuốc thấm nhanh và cho hiệu quả cao.

+ Tưới thuốc bệnh quanh gốc, tưới từ cổ rễ ra tới 2/3  tán cây. Sử dụng bộ chuyên trị nấm đất như Dimethomorph (Anti - Phyto 500WP) kết hợp với các dòng Lân 2 chiều kích kháng (HERO MAX) pha cho 200 lít nước. 

+ Kết hợp sử dụng bộ đôi pha sệt và quét trực tiếp lên vết bệnh. Tiến hành tưới quét liên tiếp 2 - 3 lần.

3. pH đất giảm, cây thiếu dinh dưỡng

Một biểu hiện thường thấy ở cây sầu riêng sau mưa là pH đất giảm làm lá bị vàng và lá sầu riêng xoăn nhẹ do thiếu hụt dinh dưỡng.

Mùa mưa độ pH đất thường giảm và cây hay bị thiếu hụt dinh dưỡng do:

+ pH đất giảm chủ yếu do bị ảnh hưởng của axit có trong nước mưa

+ Cây bị thiếu hụt dinh dưỡng: mưa lớn và kéo dài làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất, làm cho cây bị thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết. Việc cây thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến lá làm lá bị vàng và xoăn nhẹ.

Hướng xử lý:

Bước 1: Bổ sung dinh dưỡng qua gốc

Tưới nâng pH, ổn định môi trường đất: bổ sung phân hữu cơ dưới gốc. Bà con nhớ tưới đúng cách và cần làm mô trước khi tưới đều quanh gốc từ cổ rễ ra tới tán cây.

Sau khi tưới hữu cơ, bà con tiến hành xử lý thêm thuốc trị bệnh dưới rễ, việc xử lý bệnh thời điểm này giúp vừa phòng vừa trị bệnh hiệu quả và toàn diện.

Khi tới đợt cần bón phân NPK nhà vườn nhớ bổ sung thêm các dòng trung vi lượng cần thiết cho cây giúp cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý: Trong giai đoạn mưa nhiều như hiện nay, bà con nên hạn chế sử dụng các dòng phân NPK chứa Đạm cao, thay vào đó nhớ ưu tiên sử dụng dòng phân có 3 số cân bằng nhau và các dòng phân hữu cơ dưỡng rễ.

Bước 2: Bổ sung dinh dưỡng qua lá

Bên cạnh việc dưỡng rễ khỏe bà con cần kết hợp thêm bổ sung các dòng vi lượng, Amino Acid để dưỡng bộ cơi lá để giúp lá xanh, dày bóng, quang hợp tốt giúp quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao.

Trên đây là tổng hợp các biểu hiện thường gặp của cây sầu riêng trong mùa mưa. Chúc bà con nắm bắt, quản lý và chăm sóc sầu riêng hiệu quả trong giai đoạn này.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline