Thời điểm chuyển giao giữa mùa nắng nóng và bắt đầu mùa mưa, lượng mưa thường rất lớn và kéo theo đó các đối tượng gây hại xuất hiện. Các đối tượng gây hại phổ biến trên cây sầu riêng nhất là cây con và cây mang trái như: rệp sáp, bọ trĩ, sâu ăn trái, rầy phấn trắng,...
1. Rầy phấn trắng
Rầy phấn trắng là đối tượng phổ biến được nhắc đến đầu tiên trước khi bước vào mùa mưa bởi chúng thường phát triển mạnh vào các tháng nắng nóng. Rầy là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng, nhất là cây con. Chúng phát triển, trưởng thành và ấu trùng thường sống ở dưới mặt lá và hút chích các lá non. Lá sầu riêng bị hại thường có những chấm vàng, khi lá bị rầy nặng sẽ bị khô, cong lại và rụng hàng loạt ảnh hưởng rất đến quá trình ra hoa, đậu và nuôi trái. Ngoài ra, rầy phấn trắng còn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh khác phát triển, nhất là nấm bồ hóng.
Cách phòng trị: khi lá non vừa ra bà con nhớ thường xuyên phun nước để làm giảm đi mật số trưởng thành của ấu trùng rầy, áp dụng các biện pháp khiển đọt non ra đồng loạt để dễ trừ rầy. Bên cạnh đó, khi áp lực bệnh cao thì nên dùng các loại thuốc chuyên trị rầy phấn. Bà con nhớ ưu tiên dùng các sản phẩm chứa các hoạt chất như Imidacloprid (Anomi 700WG) hoặc có thể kết hợp thêm hoạt chất Profenofos và Cypermethrin (Acotrin 440EC) để phun nhằm quản lý và diệt trừ rầy phấn hiệu quả trên lá sầu riêng.
2. Sâu đục trái
Sâu cái trưởng thành thường có thói quen đẻ trứng trên vỏ của trái sầu riêng non, sâu non nở ra thường ăn ở phần vỏ sau đó đục vào bên trong trái. Sâu gây hại từ khi trái còn non đến khi trưởng thành và đặc biệt gây hại nặng trên các chùm trái nhiều hơn là trái đơn lẻ.
Khi trái non bị sâu đục sẽ bị biến dạng và rụng nhiều, bị nặng sẽ làm cho trái rụng hàng loạt. Đối với trái lớn khi bị hại sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và tạo điều kiện cho các nấm bệnh các có cơ hội phát triển gây hại, nhất là nấm gây thối đít, thối hông trái.
Cách phòng trị hữu hiệu:
- Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện trái có bị sâu ăn hay không
- Tiến hành cắt bỏ và đem đi tiêu hủy ngay các trái bị bệnh để tránh bị hại nặng, rụng
- Cắt tỉa bỏ các trái phát triển kém, trái xấu
- Mật độ sâu gây hại nhiều tiến hành dùng thuốc BVTV có chứa các hoạt chất như Emamectin benzoate kết hợp Indoxacarb (CHET SAU 100WG); Diazinon, Nereistoxin,..
3. Bọ trĩ
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch, thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nắng nhiều, khí hậu ấm nóng và khô. Chúng luôn ẩn nấp và gây hại cho lá non, bông cây sầu riêng, trái và làm cho cây kém phát triển.
Dấu hiệu gây hại
- Trên lá: chúng chích hút làm lá chậm phát triển, không xanh và có màu sáng bạc. Lá bị hại nặng bị quăn queo
- Trên bông: bọ trĩ chích hút nhựa làm cho cánh bị thâm đen, nhụy bị chảy nhựa. Nếu bị nặng ảnh hưởng nhiều đến quá trình thụ phấn, rụng bông hàng loạt và giảm thiểu tỷ lệ đậu trái.
Bên cạnh đó, bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển và gây hại. Bệnh làm cây kém phát triển, tỷ lệ ra hoa đậu trái kém, trái nhỏ, méo mó và năng suất, chất lượng giảm.
Biện pháp:
- Bà con nhớ thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện
- Duy trì độ ẩm, tưới nước định kỳ
- Phun thuốc phòng ngừa và chuyên đặc trị côn trùng gây hại định kỳ trước giai đoạn sầu riêng xổ nhụy 7 - 10 ngày. Ưu tiên lựa chọn các dòng thuốc BVTV chứa hoạt chất như: Imidacloprid (Anomi 700WG)
4. Nhện đỏ
Nhận đỏ là đối tượng gây hại nguy hiểm bởi kích thước nhỏ và tốc độ phát triển bệnh nhanh của chúng. Nhện thường đẻ từng trứng rải rác trên mặt lá, trứng nhện thường có hình tròn màu đỏ và phát triển lây lan nhanh quá con đường gió, nước trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao.
Lá bị nhện đỏ thường có chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm bệnh nặng lá chuyển màu vàng và rụng hàng loạt ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây.
Cách phòng trị: trước tiên bà con phun nước lên lá để tạo độ ẩm trong mùa nắng nóng sẽ làm mật độ lan rộng bệnh của nhện. Kết hợp sử dụng các loại thuốc BVTV chứa hoạt chất như: Etoxazole + Fenpropathrin (ANOMITE); Diafenthiuron,...
Chúc bà con dễ dàng nhận biết và có cách phòng trị các đối tượng gây hại hiệu quả.