CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THIẾU HỤT KẼM TRÊN CÂY TRỒNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THIẾU HỤT KẼM TRÊN CÂY TRỒNG
Ngày đăng: 17/05/2024 03:46 PM

Kẽm (Zn2+) là một trong những vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Mặt dù nhu cầu rất ít nhưng Kẽm lại không thể thiếu trong các quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng. Như vậy, Kẽm (Zn2+) có vai trò như thế nào đến sự phát triển của cây trồng? Các yếu tố nào tác động đến việc thiếu hụt Kẽm trên cây trồng

1. Kẽm (Zn2+) là gì?

Kẽm là một nhân tố vi lượng có trách nhiệm duy trì sự phát triển của cây trồng. Có hơn 20 loại enzym chứa Kẽm và những enzym này chịu trách nhiệm duy trì tổng hợp acids nucleic (ADN & ARN) để sản xuất ra năng lượng trong cây giúp cây trồng duy trì các hoạt động trao đổi chất với môi trường.

2. Vai trò của kẽm đối với cây trồng?

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ bản của thực vật, nó giúp duy trì và kéo dài sự hình thành các hoocmoon tăng trưởng của thực vật. Khi cung cấp đủ Kẽm sẽ kích thích sự phát triển của cây trồng bằng những con đường sau:

Kẽm là thành phần của Carboxylase liên quan đến quá trình quang hợp và giải phóng khí CO2, giúp dày thành vách tế bào làm tăng khả năng quang hợp và trao đổi chất qua lá. Ngoài ra, các enzym này chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng cho sự phát triển của cây trồng

Kẽm thanh gia vào quá trình tổng hợp protein, điều chỉnh các hoomon sinh trưởng như auxin tác động lên vùng rễ và phân nhánh giúp rễ phát triển khỏe mạnh và phân nhánh đều hơ

Kẽm góp phần cho sự phát triển của hoa và hình thành hạt

3. Các tác nhân gây thiếu hụt Kẽm ở cây trồng?

Thông thường, sự thiếu hụt kẽm có thể được nhìn thấy ở lá là. Triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm là lá bị méo mó và phiến lá mất màu xanh đặt trưng nhưng gân lá vẫn còn xanh (bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn gam âm gây ra). Các đốt của lá sẽ ngắn hơn nên số lượng hoa và cành ít hơn. 

Sự thiếu hụt cũng có thể gây ra sự ra hoa chậm ở cây mang trái. Điều này có thể trực tiếp làm giảm số lượng quả và sản lượng hạt. Thiếu Kẽm ở vùng rễ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây trồng.

4. Biện pháp khắc phục việc thiếu Kẽm

Kẽm được cung cấp vào cây trồng ở hai dạng Zn2+ và hấp thụ qua hai con đường vận chuyển :

Phun Kẽm qua lá giúp cây hấp thu nhanh hơn và phun vào các giai đoạn tập trung dinh dưỡng nhiều như dưỡng lá, làm bông và nuôi trái. Khi phun qua lá các dinh dưỡng này sẽ hấp thu qua các lỗ khí khổng và từ lá vận chuyển đến các bộ phận khác của cây trồng.

Có thể bón Kẽm qua đất để bổ sung cho cây vì hệ rễ vẫn là con đường cung cấp dinh dưỡng chính cho cây. Kẽm bổ sung qua gốc thường là Kẽm Sunfat dạng rắn hoạt hòa tan. Ngoài ra, có một số tài liệu nghiên cứu cho rằng việc thiếu Kẽm là do quá trình sử dụng phân bón hữu cơ và phân Lân, do các quá trình này kích thích sự hoạt động của vi sinh vật làm cố định Zn2+.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline