Sầu riêng sau khi xổ nhụy thành công thì tầm 5 - 7 ngày sau thường hay có hiện tượng rụng trái non hàng loạt. Rụng que diêm sầu riêng là hiện tượng phổ biến và gây ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình nuôi trái sau này. Cùng Agrino tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân chính làm sầu riêng bị rụng trái non và có cách xử lý tốt nhất nhé!
1. Nguyên nhân sầu riêng rụng trái non
Sầu riêng sau xổ nhụy thường hay bị rụng trái non là do các nguyên nhân sau:
- Rụng sinh lý: đây là hiện tượng tự nhiên của cây do hạt phấn không đủ chất lượng trong quá trình dưỡng bông hay quá trình xổ nhụy tưới nước quá nhiều làm cho hạt phấn bị loãng, có thụ phấn nhưng không đạt chất lượng cao
- Cây đi đọt trong quá trình xổ nhụy: hiện tượng này xảy ra phổ biến ở nhiều vườn do trong quá trình dưỡng bông bà con quên mất việc quản lý đọt cũng như tới thời điểm này đọt phát triển sẽ dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng. Thông thường cây sẽ ưu tiên dinh dưỡng nuôi đọt trước rồi mới đến trái. Trái non thiếu dinh dưỡng nên rất dễ rụng.
- Cây thiếu dinh dưỡng: việc không cung cấp đủ và kịp thời các loại dinh dưỡng ở giai đoạn trái 5 - 7 ngày sẽ làm cho cây thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần thiết nuôi bông và lá. Bón phân quá ít, bộ rễ yếu cũng làm cho cây hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó gây khó khăn cho việc nuôi trái.
- Trái non rụng do sâu bệnh tấn công: giai đoạn này sầu riêng rất nhạy cảm và dễ bị sâu bệnh tấn công. Nếu bà con nhà vườn không có biện pháp phòng trừ hợp lý rất dễ làm cho trái bị bệnh, nếu nặng sẽ làm cho cây bị rụng hàng loạt.
- Ảnh hưởng thời tiết: mưa đột ngột, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm dẫn đến làm cho cây bị sốc nước và sốc nhiệt. Những sự thay đổi đột ngột này làm cây không kịp thích ứng nên rất dễ dẫn đến cây bị Stress và rụng trái non.
2. Cách phòng ngừa rụng que diêm sầu riêng
Để tránh cho sầu riêng rụng trái non trong giai đoạn sau xổ nhụy, bà con nhà vườn tham khảo và thực hiện các bước sau:
Quản lý cơi đọt trong suốt quá trình dưỡng bông, trước khi cây xổ nhụy: kéo đọt, làm giá, chặn đọt để khi cây có trái sẽ tập trung hoàn toàn dinh dưỡng nuôi trái non.
Có chế độ tưới nước hợp lý, tưới đều đặn 2 - 3 ngày/ lần.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng:
- Trên lá: tiến hành bổ sung các dòng dinh dưỡng có chức năng chống sốc như Amino Acid, rong biển (Sealeaf) kết hợp với vi lượng (Multi Crop), các dòng chứa Bo, Kẽm (ABZ Ultra) và Canxi (Calxpro) để giúp trái sầu riêng cứng cáp, cuống trái chắc khỏe, không bị nứt cuống và nhất là cây được chống “Stress” hiệu quả. Bà con nhớ phun lặp trại trên trái từ sau xổ nhụy hoàn toàn đến trái được 7 - 10 ngày.
Xem thêm: https://www.facebook.com/share/v/aWRd1AbSPvYMV6A5/
- Dưới gốc: tiến hành cung cấp dinh dưỡng hữu cơ để giúp dưỡng rễ, đất khỏe cây hấp thu dinh dưỡng nuôi trái tốt. Kết hợp tưới ngăn ngừa nấm đất để đảm bảo rễ cây luôn khỏe, dinh dưỡng được hấp thu tối đa nuôi trái.