Khi bắt tay vào canh tác bất kì cây trồng gì thì hầu hết bà con nông dân đều chú ý đến yếu tố đất canh tác. Đất được xem là nền tảng cơ sở cho sự phát triển của cây. Chúng ta hãy làm cho đất tốt, cây sẽ khoẻ. Tại các vườn sầu có pH đất thấp cũng như đất trồng không tốt rất dễ dẫn đến bệnh cây tại vùng gốc. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, giảm năng suất và cả chất lượng.
1. Điều kiện nào làm cây dễ bệnh vùng gốc, pH thấp
1.1 Đất canh tác
Đất trồng canh tác lâu năm thường tồn động rất nhiều vấn đề. Hầu hết các vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến độ pH đất và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tại vùng rễ. Các vấn đề phổ biến:
- Đất bị sét nặng, chai cứng, nén dẻ: rễ không có điều kiện phát triển, bộ rễ còi cọc và khó hấp thu dinh dưỡng bón vào cho cây.
- Đất bị chua (pH từ 3.9 - 4.5): đất canh tác lâu năm, bón nhiều phân bón qua nhiều năm liền làm cho đất bị chua. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có hại phát triển mạnh và ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng của bộ rễ.
- Bón nhiều chất điều hòa sinh trưởng và phân bón chứa hàm lượng MKP cao: sử dụng lâu ngày sẽ dễ dàng tích tụ các độc chất trong đất, từ đó đất trồng rất dễ bị thoái hóa
- Sử dụng ít vôi và bón ít phân hữu cơ: ảnh hưởng nhiều đến tính chất các tính chất của đất như vật lý, hóa học và sinh học.
Tóm lại, đó là các vấn đề thường phát triển trong đất ảnh hưởng nhiều đến cả đất, rễ, cây và năng suất sau này.
1.2 Sức khỏe cây
Canh tác lâu năm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cây trồng.
- Cây trồng lâu năm: Thông thường cây trồng lâu năm sẽ rất dễ bị nấm bệnh tấn công hơn là cây non, cây ít năm. Thông thường các nguyên nhân làm cho sức khỏe cây yếu có thể kể đến là:
- Số lượng trái trên cây nhiều: cây không đủ khỏe nhưng phải nuôi một lượng trái quá lớn gây khó trong quá trình phân bổ nguồn dinh dưỡng, nuôi trái không đều. Bên cạnh đó, cây yếu rất dễ làm cho nấm bệnh có điều kiện phát triển và tấn công.
- Sử dụng quá nhiều chất điều hòa sinh trưởng: sử dụng hợp lý lượng các chất NAA, IAA,...theo khuyến cáo của nhà sản xuất để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe cây và quá trình canh tác.
- Cây trồng trên mô nhỏ, thấp: cây được trồng thấp hơn mực thủy cấp làm rễ cây khó tìm được nguồn nước trong mùa khô và rễ dễ ngập úng vào mùa mưa do tình trạng thoát nước chậm.
2. Hiện tượng nhận biết
Để nhận biết được cây đang bị bệnh vùng rễ cũng như đất trồng có độ pH thấp, bị chua, bạc màu và suy thoái. Bà con có thể quan sát và nắm bắt thông qua các hiện tượng sau:
Dưới rễ:
- Rễ cám và rễ chính bị thối, tuột ra khỏi vỏ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái.
- Bệnh nặng, làm rễ bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây còi cọc, rụng lá, suy kiệt, toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây.
- Bên cạnh đó, khi đo pH đất thì pH rất thấp.
Trên lá:
- Cây bị vàng lá, gân lá già có màu vàng nhạt, phiến lá chuyển màu vàng cam, chóp lá bị cháy, lúc đầu rải rác từng lá càng à nhiều cây sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng trái.
- Cây ra đọt non chậm - không ra đọt so với cây bình thường. Bệnh nặng, cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành khô và chết.
Tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh như trên là do: Do các nấm bệnh như fusarium, pythium và phytophthora sp. kết hợp với tuyến trùng rễ gây nên. Các tuyến trùng tạo các vết thương cơ giới, tạo điều kiện tạo các điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, tấn công và gây hại.
3. Giải pháp tổng hợp giải quyết các vấn đề trên từ nhà Agrino
Sau khi đã biết được nguyên nhân và nhận thấy được các dấu hiệu của bệnh trên vườn. Bà con hãy tiến hành áp dụng ngay các giải pháp dưới đây để vườn luôn khỏe, cây luôn tốt và năng suất luôn cao.
Bước 1: Tiến hành xới xáo
Cung cấp oxy cho đất bằng cách xới xáo. Bà con nên xới nhẹ lớp đất mặt xung quanh tán cây, tạo độ thông thoáng, tơi xốp cho đất ở vùng gốc giúp vi sinh vật phát triển tốt hơn
Bước 2: Bón vôi
Tiến hành Rải vôi bột để khống chế mầm bệnh hiện diện trong đất và nâng độ pH trong đất. Bón vôi còn giúp ức chế sự phát triển của nấm bệnh
Bước 3: Sử dụng thuốc trừ côn trùng, nấm khuẩn
Trừ rệp sáp, tuyến trùng, nấm hại rễ (cả nơi cây bị bệnh đã nhổ bỏ) 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Bà con nên ưu tiên sử dụng các dòng thuốc thế hệ mới, có tính lưu dẫn mạnh, thẩm thấu nhanh và chống rửa trôi để diệt trừ hiệu quả nhất: Rado Gold 68WP, Thần Sấm Sét, HEROMAX,...
Bước 4: Sử dụng phân bón có chứa hàm lượng hữu cơ cao
Sử dụng để kích rễ (1 lần/ tuần); Nấm Trichoderma ủ với phân hữu cơ và bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh. Việc bổ sung phân hữu cơ giúp cải thiện môi trường đất, nâng pH, tăng mật độ vi sinh vật có lợi và độ mùn, màu mỡ cho đất trồng, đặc biệt là đất canh tác lâu năm.
Tóm lại, bà con cần thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu, nắm rõ nguyên nhân và áp dụng biện pháp đặc trị phù hợp. Chính điều này, giúp bà con có được hiệu quả canh tác tốt nhất.