CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA
Ngày đăng: 14/12/2023 08:44 AM

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa đúng kỹ thuật rất quan trọng quyết định lớn đến năng suất và phẩm chất trái sau này. Để việc chăm sóc cây giai đoạn này hiệu quả bà con cần nắm bắt tốt các yếu tố quan trọng và đồng thời có được giải pháp phù hợp nhất

1. Khi nào cây ra hoa

Thời điểm cây thu hoạch hay ra hoa phụ thuộc rất nhiều đến điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu tại từng khu vực và loại giống sầu riêng. Mỗi vùng trồng sầu riêng trọng điểm sẽ có thời gian cây ra hoa khác nhau.

Khác với vùng trồng sầu ở ĐBSCL, sầu riêng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chủ yếu ra hoa do chịu ảnh hưởng của thời tiết. Thông thường rất ít nhà vườn áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ hay rải vụ.

2. Đặc tính hoa

2.1 Hoa mọc như thế nào

Hoa sầu riêng có xu hướng mọc thành chùm trên cành chính, đôi lúc cũng xuất hiện ở trên thân. Tùy thuộc vào điều kiện canh tác, đất đai thổ nhưỡng và khí hậu mà số lượng hoa trên chùm có thể thay đổi từ 5 - 80 hoa/ chùm.

Tùy thuộc vào mỗi giống cây sầu riêng sẽ có số lượng hoa trên chùm khác nhau:

Thông thường các hoa trên chùm thường phát triển không đồng đều rất dễ dẫn đến kích thước trái không giống nhau.

Hoa (bông) sầu riêng là loại hoa hoàn toàn lưỡng tính nên có đủ cả bộ phận đực và cái. Hoa sầu riêng thường có 5 cánh và ở một số giống là 4 hoặc 6 cánh. Thông thường 5 cụm nhụy hoa sẽ được gắn kết với nhau ở phần đế, số lượng thường tăng lên theo độ lớn của hoa.

2.2 Hoa sầu riêng phát triển như thế nào

Hoa sầu riêng ban đầu phát triển thành những mắt nhỏ, thường gọi là mắt cua. Mắt cua có thể đi vào miên trạng nếu gặp thời tiết bất lợi như: mưa nhiều, độ ẩm không khí thấp hoặc khô hạn. Lúc này bà con cần phun thuốc ở nồng độ thích hợp giúp phá vỡ sự miên trạng và làm tăng số lượng hoa.

Thời gian khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở tùy thuộc rất nhiều vào giống cây. Ví dụ như sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép có thời gian thường từ 43 - 48 ngày; sầu riêng Ri6 rơi vào khoảng tầm 56 - 59 ngày và 45 - 50 ngày đối với sầu riêng Monthong. 

Sự phát triển và tăng trưởng của hoa nhanh nhất rơi vào tuần cuối của quá trình phát triển hoa. Thông thường chỉ có khoảng 70% số mầm hoa có thể phát triển bình thường, số còn lại bị miên trạng, thán thư và sâu hại tấn công. Lúc này bà con cần quan sát và có những biện pháp phòng trừ kịp thời để quá trình dưỡng bông đạt hiệu quả cao nhất.

3. Làm gì để bông sầu riêng khỏe, to, lớn

Công tác chăm sóc bông sầu riêng khỏe, to, lớn rất quan trọng. Bà con cần thực hiện tốt các công việc sau:

3.1 Bổ sung những gì

Sầu riêng giai đoạn này cần rất nhiều nguyên tố trung vi lượng để có thể hình thành hạt phấn, sức sống hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống. Agrino khuyến khích bà con nên lựa chọn các dòng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây và hạn chế dùng phân bón gốc vì rất dễ làm cây ra lá non ở các chùm bông. Bổ sung bộ 3 dưỡng bông (MULTI CROP, ABZ ULTRASEALEAF) chính là lựa chọn tốt nhất vì khi đó dinh dưỡng được phân bổ đồng đều và hạn chế được việc dinh dưỡng của cây chỉ tập trung nuôi lá mà làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt và ảnh hưởng đến đậu trái và nuôi trái.

Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành rõ bà con tiến hành sử dụng bộ 3 cho 400 lít nước, phun định kỳ 7 - 10 ngày cho đến khi bông đạt đạt trước xổ nhụy 7 ngày. Lưu ý trong quá cuối giai đoạn nên bổ sung thêm phân bón CANXI PRO để giúp bông thêm chắc khỏe, chống sốc và tăng cường hạt thụ phấn.

3.2 Các giai đoạn tỉa bông, mục đích tỉa bông

Tỉa bông hoặc chùm bông để nhằm loại bỏ bớt các bông mọc ở vị trí không cần thiết. Từ đó, giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi dưỡng còn lại tốt hơn.

Thời điểm tỉa: khi bông hoặc chùm bông hình thành 3 - 5cm. 

Cách làm: dinh dưỡng từ lá di chuyển vào nuôi bông, trái nên những trái trên cành cao sẽ thương to và ngon hơn. Do đó cần tỉa:

Tóm lại, việc tỉa bông, chùm bông giúp hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và hạn chế sự lây lan nhanh của các bông kém phát triển và bị nhiễm nấm bệnh.

3.3 Giữ bông khỏi các đối tượng gây hại

Cây giai đoạn này thường bị các nấm bệnh, côn trùng gây hại như: phytophthora,, colletotrichum,...và các đối tượng rầy nhảy. Các loại nấm bệnh gây hại làm cho mắt cua, bông rụng hàng loạt, gây thiệt hại lớn về năng suất.

Ngoài ra, nếu gặp thời tiết như độ ẩm cao, mưa nhiều, nắng quá nóng cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh gây hại phát triển. Lời khuyên tốt nhất cho giai đoạn này là bà con cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất mát, có khả năng thẩm thấu nhanh và đặc biệt là nên luân phiên các dòng thuốc để giảm thiểu tình trạng bị lớn thuốc, gây khó khăn cho việc phòng trừ và đặc trị.



 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline