Khi sầu riêng trong quá trình dưỡng bông, nuôi trái việc cây đi đọt ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây. Vậy công thức chặn đọt nào hợp lý khi cây đi đọt không đúng lúc trong lúc mang hoa nuôi trái?
1. Vì sao phải chặn đọt
Lá sầu riêng được xem là cơ quan dự trữ năng lượng cho quá trình dưỡng hoa - nuôi trái, tuy nhiên nếu để đọt non của cây ra không đúng thời điểm sẽ gây nên các trở ngại. Thế nên, việc chặn đọt là cần thiết vì:
- Hạn chế việc cây chỉ sinh trưởng và quên nhiệm vụ sinh sản gây cản trở cho quá trình xử lý ra hoa.
- Mặt khác, cây thường ưu tiên dinh dưỡng lá trước nên sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng cây bỏ trái/ bông để dồn sức cho lá được mở.
- Ngoài ra, việc cạnh tranh dinh dưỡng không cần thiết sẽ không làm chết cây nhưng lại gây thất thu về mặt năng suất bởi nếu đọt phát triển nhanh, mạnh sẽ rất dễ dẫn đến trái bị rụng, méo trái và giảm phẩm chất trái.
2. Thời điểm & Mục đích của chặn đọt
2.1 Thời điểm chặn đọt
Nắm bắt rõ thời điểm chặn đọt sẽ giúp quá trình quản lý cơi đợt hiệu quả hơn:
- Phân hóa mầm hoa: giai đoạn này cây đi đọt là do có các hormone sinh trưởng như Auxin, Cytokinin, Gibberellin.Thế nên, muốn khi phân hóa mầm hoa cần thêm có sự can thiệp của các chất ức chế sinh trưởng như Abscisic acid (ABA). Để cây có thể tiết ra được Abscisic acid (ABA) bà con cần tiến hành các tác động kỹ thuật bằng cách xiết nước - tạo khô hạn để cây ra hoa cũng như khống chế đọt để mắt cua mới lộ diện.
- Giai đoạn xổ nhụy - trái non: sầu riêng trong lúc xổ nhụy bắt buộc đọt không được đi. Còn đối với trái non thì cần tập trung dinh dưỡng để đủ sức chạy trái nên nếu cây đi đọt sẽ rất cạnh tranh dinh dưỡng làm trái non bị rụng. Đối với trái non tầm 30 - 45 ngày thường cây đi đọt sinh lý nên cần có biện pháp dìu đọt kết hợp với phun xịt, kiểm soát lượng nước, chế độ phân bón để đảm bảo an toàn cho trái.
- Trái vô cơm: giai đoạn này nếu cây đi đọt rất dễ làm cho trái bị cháy múi, sượng cơm. Vì thé, bà con cần cung cấp đủ dinh dưỡng tổng hợp qua gốc và lá để cơi đọt đồng đều, nuôi trái tốt.
2.2 Mục đích của việc chặn đọt
Việc chặn đọt giúp hạn chế việc canh tranh dinh dưỡng đồng thời việc cơi đọt đồng đều góp phần:’
- Ngăn sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa tình trạng sinh trưởng và sự sinh sản.
- Ra bông tập trung: việc cây đủ lực nuôi bông giúp hạn chế việc cây bị rối loạn sinh lý do không biết cũng cấp dinh dưỡng cho bông lớn hay bông nhỏ hay cho lá. Từ đó giúp bông ra đồng đều, dưỡng bông hiệu quả và tăng tỷ lệ đậu trái tốt.
- Bảo vệ bộ lá: Chặn đọt nhưng vẫn tạo được bộ lá đủ già để giúp cây nuôi bông/ trái và đồng thờ giúp bảo vệ lá tránh bị tổn thương trước sự tấn công của nấm bệnh và các điều kiện thời tiết bất lợi.
2.3 Công thức chặn đọt
Bà con có thể tham gia các công thức chặn đọt hiệu quả, an toàn hạn chế cháy lá sau đây:
- Công thức 1: 1 Chai CYTOKING + 1/ 2 chai NERON + 1 chai Multi Crop pha cho 200 lít nước và phun 2 lần
- Công thức 2: 1 hủ Fertigonia TE + 1 chai SAMURAI V6 + 1 chai Multi Crop pha cho 200 lít nước và phun 2 lần
- Công thức 3: 1 Chai Kali Rong biển + 1 lít Hexaconazole pha cho 200 lít nước và phun 2 lần
- Công thức 4: 500gr Humic sịn + 2 hủ Fertigonia TE + 0.3 lít Mepiquat pha cho 200 lít nước và phun 2 lần.
3. Dìu đọt là gì? Mục đích của dìu đọt
Dìu đọt sầu riêng được xem là phương pháp kích thích cây ra cơi lá mới nhanh trước khi bước vào giai đoạn nuôi bông. Dìu đọt sầu riêng được áp dụng dựa trên sự chênh lệch thời gian giữa các cơi đọt. Thông thường trong 1 chu kỳ cơi thì 1 cơi đọt khoảng 45 ngày nhanh hơn so với thời gian từ lúc sáng mắt cua đến khi xổ nhụy 55 - 60 ngày.Thế nên, bà con có thể tận dụng hiệu quả quãng thời gian này để tiến thành kéo thêm 1 coi đọt để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi trái mà không lo cây đi đọt khi xổ nhụy.
Mục đích của việc dìu đọt cho sầu riêng:
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cung cấp cho bông và trái: đảm bảo đủ một lượng lớn dinh dưỡng để phát triển hoa và trái đồng thời đủ cơi lá giúp hạn chế việc phát triển đọt mới trong thời kỳ quan trọng này.
- Tránh rụng bông và trái non: khi cây ít tập trung vào việc phát triển đọt trong giai đoạn làm bông và nuôi trái sẽ góp phần hạn chế tối đa tình trạng rụng không giai đoạn này.
- Duy trì sức sống của cây: việc điều khiển đọt tốt giúp sầu riêng duy trì được sự phát triển và sứ đề kháng. Việc quản lý cơi đọt tốt giúp cải thiện khả năng của cây chống lại các sâu bệnh hại và tăng cường khả năng tận dụng nguồn nước và dinh dưỡng.
- Đảm bảo hiệu quả canh tác và sử dụng phân bón: việc chặn dìu đọt giúp đảm bảo phân bón được tận dụng hiệu quả nhất, giúp cây phát triển chất lượng và năng suất như kỳ vọng.
Công thức dìu đọt hiệu quả:
- Công thức 1: 1 Chai CYTOKING + 1 chai SAMURAI V6 + 1 chai Multi Crop pha cho 400 lít nước và phun 2 - 3 lần
- Công thức 2: 1 Chai CYTOKING + 1/ 2 chai NERON + 1 chai Multi Crop pha cho 200 lít nước và phun 2 - 3 lần.
Ngoài ra bà con có thể:
- Áp dụng phương pháp tưới quanh gốc giữ ẩm, không tưới ngoài tán lá
- Sử dụng các dòng NPK có chứa thành phần kali cao để giảm sự hút nước của cây sầu riêng, từ đó đọt giảm phát triển.
Chúc bà con thành công và chăm sóc vườn nhà mình cho năng suất tối đa nhất.