Sầu riêng chạy trái, lớn trái luôn là mong muốn của bà con làm vườn bởi việc chạy trái thành công và chăm trái lớn, vô cơm quyết định rất nhiều đến năng suất và chất lượng cả mùa vụ. Vậy làm sao để chạy trái đều, lớn trái và hiệu quả nhất?
1. Chạy trái là gì?
Chạy trái là thuật ngữ quen thuộc của bà con nhà vườn hay nói với nhau. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu làm vườn hay chuyển đổi canh tác qua trồng sầu thì đây là từ rất mới lạ.
Chạy trái được xem như là một quá trình mà trong hành trình đó luôn tồn tại nhiều rủi ro bất cập liên quan. Khi sầu riêng sau khi xổ nhụy thì nụ rất là yếu và non nhưng nếu nụ này phát triển tức là dấu hiệu của việc chạy trái. Việc chạy trái này được biểu thị bằng tốc độ phát triển của nhụy, chạy từ lúc nụ mới bắt đầu đến khi đạt kích thước bằng đầu đũa chỉ sau 7 ngày.
Chạy trái có thể hiểu là lớn trái, tuy nhiên không phải là lớn trái nhanh, chuyển từ trái non đến khi trái có màu xanh. Chạy trái không chỉ là đậu trái nhiều mà còn là một quá trình lớn trái của cây sầu riêng.
2. Giải pháp giúp sầu riêng chạy trái, lớn trái
Bà con muốn sầu riêng chạy trái nhanh, lớn trái, đạt hiệu quả. Tham khảo ngay các cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn “chạy trái - lớn trái” sau:
- Khâu chuẩn bị ban đầu: Khâu này bắt đầu từ lúc hoa sắp nở. Dưới gốc bà con bổ sung các loại dinh dưỡng bằng các dòng phân 3 số như 15 - 15 -15 hoặc dòng Canxi, Bo để cung cấp đủ dinh dưỡng cho giai đoạn chạy trái, cây đủ lực và chạy nhanh hơn.
- Chuẩn bị lấy đà cho cây: Khi sầu riêng xổ nhụy từ 70 - 80% thì tốt nhất bà con nên can thiệp thêm bằng các chế phẩm bằng cách phun thêm để hỗ trợ trái sau khi xổ nhụy, trái non có đủ dinh dưỡng để nuôi trái từ đó giúp lớn trái, chạy trái nhanh.
- Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung thêm các dòng dinh dưỡng qua lá để quá trình thụ phấn diễn ra nhanh hơn. Thụ phấn tốt giúp tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái, thuận lợi cho việc chạy trái và hạn chế được tình trạng rụng trái non.
Một lưu ý quan trọng cho bà còn giai đoạn này, thông thường chạy trái bà con thường hay dùng NPK để bón gốc. Tuy nhiên, bà con nên ưu tiên bón các dòng phân hữu cơ lỏng dạng dễ tiêu, giúp hạn chế tình trạng cây hấp thu không kịp và dẫn đến thất thoát phân bón.
Tóm lại, chạy trái được xem là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của cây sầu riêng. “Chạy trái - to trái” giúp tỷ lệ đậu trái tốt, trái khỏe và gia tăng năng suất cho cả mùa vụ