Chăm sóc trái sầu riêng non tốt rất quan trọng trong quá trình dưỡng trái sầu riêng. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, quản lý các đối tượng sâu bệnh hại trên trái sầu riêng non chính là cách chăm sóc sầu riêng hiệu quả nhất.
Vậy giai đoạn này sầu riêng đối diện với các đối tượng gây hại nào và giải pháp phòng trừ nào hiệu quả?
1. Rệp sáp
Rệp sáp là đối tượng gây hại phổ biến và gây ra thiệt hại lớn cho cây sầu riêng. Thông thường, chúng tấn công cả lá, bông và đặc biệt gây hại nghiêm trọng nhất là trên bông và trái sầu riêng non. Rệp sáp bám trên bề mặt của trái hoặc cuốn lá để sinh sống và phát triển làm suy giảm năng suất.
1.1 Triệu chứng
Đối với trái lớn, rệp sáp kết hợp với nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen và mất thẩm mỹ. Đối tượng rệp sáp là loài có lớp sáp trắng phủ đầy cơ thể và ở xung quanh mép rìa ở nhiều sợi tua trắng. Chúng gây hại làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai và chậm phát triển.
Ngoài gây hại trên trái, rệp sáp còn phá hại rễ, hút làm cho rễ bị đứt mạch dẫn tạo điều kiện cho các nấm khuẩn xâm nhập gây bệnh thối rễ, xì mủ và cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng. Cây khó hấp thu dinh dưỡng cũng làm cản trở quá trình nuôi trái, làm trái bị teo, khi gặp thời tiết bất lợi rất dễ dẫn đến rụng trái.
1.2 Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ hiệu quả rệp sáp tấn công hại trái sầu riêng non, bà con cần áp nhiều biện pháp.
- Trồng sầu riêng với khoảng cách hợp lý, không nên trồng với mật độ cây quá dày để tạo sự thông thoáng.
- Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện và cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá để vườn luôn thoáng. Đối với các trái có quá nhiều rệp đeo bám, bà con cần mạnh dạn cắt bỏ để ngăn chặn sự lây lan của chúng.
- Sử dụng các phòng thuốc trị chuyên rệp sáp chứa các thành phần như: Profenofos và Cypermethrin có trong Acotrin 440EC với tác dụng nội hấp, tiếp xúc nhanh, lưu dẫn, hiệu lực kéo dài để ngăn chặn kịp thời rệp sáp và bảo vệ trái tốt.
2. Sâu đục trái
Sâu đục trái sầu riêng thường xuất hiện và gây hại phổ biến ở các tỉnh Nam bộ.
2.1 Triệu chứng
Trái sầu riêng lúc còn non nếu bị sâu gây hại sẽ rất dễ làm cho trái bị rụng sớm, những trái sầu riêng dạng chùm thường dễ bị sâu hại tấn công nhiều hơn trái dạng đơn.
Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ bị sâu đục, phân sẽ đùn ra ngoài, nếu gặp mưa hoặc thời tiết ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây hại. Sâu đục trái nặng gây thối trái sầu riêng và rụng hàng loạt.
2.2 Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ hiệu quả sâu đục trái thường có 2 cách phổ biến sau đây:
Phương pháp canh tác:
- Thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu tấn công, đục trái
- Sử dụng các túi chuyên dụng để bao trái, bảo vệ trái sầu riêng
- Tiến hành cắt bỏ và thu dọn các trái bị sâu đục trái để hạn chế sự lây lan đến các trái đang khỏe
- Đối với những chùm có quá nhiều trái cần tỉa bớt để giúp cây đảm bảo lượng dinh dưỡng cung cấp, cây khỏe hạn chế sâu bệnh tấn công
Phương pháp hóa học:
- Khi trong vườn có khoảng 10% số trái bị sâu đục hoặc thường xuyên bị sâu gây hại trái non qua từng mùa. Bà con nên đổi thuốc để tránh lờn thuốc và ưu tiên lựa chọn các dòng thuốc trừ sâu thế hệ mới, có tính mát để bảo vệ trái như: CHET SAU 240SC, Anokill 50EC,...
3. Bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi là loại bọ cánh nửa, khi trưởng thành giống con muỗi lớn, miệng kiểu vòi chích hút. Bọ xít muỗi có màu xanh lá mạ, con cái dài 4 - 5mm, con đực nhỏ hơn và có đầu màu nâu và có các vệt màu vàng, nâu đen.
Bọ xít muỗi thường rất nhỏ và đẻ rải rác trên trái non hoặc trên gân lá, đẻ trứng, hút chích và gây hại.
3.1 Biểu hiện
Bọ xít muỗi gây hại từ giai đoạn chúng chỉ là ấu trùng đến khu trường thành, chúng dùng vòi chích hút nhựa ở các mô non trên gân lá non, chồi non và nhất là trái non. Vết chích trên trên trái lúc đầu tạo ra một vòng tròn mờ như vết dầu loang, có màu nâu nhạt đến đậm, cuối cùng các vết bệnh phát triển thành các sẹo tròn màu nâu trông như bị bệnh ghẻ nhám.
Loại bọ này có đặc điểm là thường hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối, đặc biệt là hoạt động rất mạnh mẽ sau mưa, khi trời âm u. Khi thời tiết nắng nóng nhất là vào buổi trưa chúng thường ẩn nấp trong tán lá, phát triển và gây hại.
3.2 Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ và tiêu diệt hiệu quả các loại bọ xít muỗi, bà con thực hiện các biện pháp sau:
- Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh
- Không nên trồng xen canh các loại cây có khả năng thu hút ký chủ phụ của bọ xít muỗi trong vườn
- Tiến hành phun thuốc BVTV khi cây ra lá non, chồi non mới nhé hoặc phát hiện trên trái có nhiều vết chấm nhỏ li ti. Đối với thuốc, bà con nên ưu tiên chọn các dòng thuốc trừ sâu tiên tiến, có tính mát và nên ưu tiên phun vào chiều mát hoặc sáng sớm. Đây là thời điểm bọ xít muỗi tập trung gây hại và ít di chuyển nên tăng được hiệu quả vượt trội.