Bên cạnh giai đoạn làm bông, nuôi trái thì giai đoạn tạo cơi đọt cho cây sầu riêng cũng rất quan trọng. Kéo đọt, kích và dưỡng đọt được xem là một phần của giai đoạn này giúp hỗ trợ tốt cho quá trình làm bông, nuôi trái cũng như gia tăng năng suất, chất lượng. Vậy làm cách nào để thực hiện giai đoạn này đạt hiệu quả cao nhất?
1. Vai trò của bộ cơi đọt
Trước khi hiểu rõ về vai trò của bộ cơi đọt, bà con cần nắm bắt rõ hơn về tầm quan trọng của bộ lá sầu riêng. Đây được xem là cơ quan rất quan trọng ảnh hưởng lớn quá trình tạo cơi, làm bông và nuôi dưỡng trái.
- Lá là nơi chuyển đổi các khoáng chất thiết yếu để nuôi cây. Hầu hết các khoáng chất có trong đất được lông hút dẫn vào rễ rồi lên lá qua con đường mạch gỗ. Lá đảm nhiệm vai trò quang hợp, chuyển hóa đường dạng glucose để quay lại nuôi đọt, lá, thân, trái, cành và rễ.
- Lá còn là nơi dự trữ dinh dưỡng để phòng những điều kiện bất lợi.
- Ngoài ra, trong quá trình quang hợp, lá còn hấp thụ CO2 và thải O2. Vì thế, đối với cây sầu riêng để lá càng nhiều, to bản, xanh và dày lá thì lực cây càng khỏe, cây đủ sức làm bông và nuôi trái sau này.
Đối với bộ cơi đọt, tùy vào thổ nhưỡng, tuổi cây và cách chăm sóc mà cây sầu riêng sẽ ra từ 2 -3 cơi đọt trong mỗi năm. Trong đó, cơi đọt được xem là cơi cuối quan trọng nhất (cơi ra trước khi ra bông). Trong giai đoạn này, bà con cần đáp ứng các yêu cầu về cơi đọt như: cơi cần to, khô, dày lá để dự trữ dưỡng chất, tổng hợp chuyển đổi chất kịp thời nuôi bông và tăng tỷ lệ đậu trái.
+ Bộ cơi đọt đẹp thì việc phân hóa mầm hoa sẽ chậm hơn, cây có thể ra hoa ít hơn ở những cây suy ít lá và tỷ lệ đậu trái cao.
+ Ngược lại, cây bị mất lá trơ cành, nụ sẽ ra rất nhiều nhưng sẽ rụng bông từ khi mới chớm nụ và rụng gần sạch khi đã xổ nhụy. Thế nên, khi nụ hoa được 1 -2 cm thì bà con nên tiến hành kích cơi mới ra.
+ Cây thiếu lá nên sinh lý cây buộc phải ra lá để đáp ứng quá trình sinh trưởng sau nay. Điều này làm cho cây phải tập trung nuôi lá, nuôi cơi và không đủ dinh dưỡng để làm bông. Việc tạo cơi đọt sớm giúp đảm bảo cây đủ dinh dưỡng cân đối cho các giai đoạn quan trọng.
2. Kích đọt, dưỡng đọt ra đồng loạt
Kích đọt, dưỡng đọt không dễ nhưng để cho đọt được ra đồng loạt lại càng khó hơn. Trước hết, bà con cần nhận biết dấu hiệu để tiến hành kích cơi và dưỡng đọt.
Bà con có thể quan sát dễ dàng việc cơi đọt không đều là khi già già nhất và lá non nhất có mức độ thành thục không gần nhau. Theo sinh lý tự nhiên của cây khi cơi già sẽ phát triển cơi mới nên những lá lụa sẽ lại tiếp tục không đồng loạt với cơi mới. Thế nên, để kéo gần mức độ thành thục giữa lá già nhất và lá thấp nhất bằng cách bà con có thể dùng MKP để chặn đứng đọt lá già và thúc lá lụa nhanh già. Quá trình này thông thường xảy ra từ 2 -3 cơi thì cơi lá mới có thể đồng loạt lại được.
Lưu ý: chỉ nên dùng MKP 1 lần cho 1 cơi đọt và hạn chế sử dụng nhiều.
Việc kích đọt, dưỡng đọt đóng vai trò quan trọng quyết định lớn đến năng suất và chất lượng sau này. Lợi ích của việc dưỡng đọt ra đồng loạt:
+ Hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng sau này
+ Thuận lợi cho việc xử lý ra hoa
+ Dễ dàng cung cấp dinh dưỡng
+ Dễ kiểm soát được các đối tượng gây hại: rầy xanh, nhện đỏ,...
3. Bộ giải pháp mới từ Agrino
Để bộ cơi đọt phát huy tốt nhất vai trò cũng như hạn chế được các tình trạng cơi ra không đều, cạnh tranh dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng cung cấp cho cây giai đoạn làm bông, nuối trái. Agrino mang đến bộ giải pháp dưỡng cợi đọt, kích cơi đồng loạt vô cùng hiệu quả. Bộ giải pháp là sự kết hợp các sản phẩm Multi Crop và Neron trên lá và Can tưới hữu cơ Agrino dưới gốc. Bộ giải pháp "Dưỡng cơi đọt - Cải tạo đất" mang lại kết quả ngoài mong đợi với cơi đọt lá phát triển xanh dày, rễ ra mập khỏe.
+ Can tưới hữu cơ Agrino: giúp cải tạo đất, nâng pH, đất tơi xốp, phì nhiêu, rễ ra nhiều to khỏe và hấp thu dinh dưỡng tốt
+ Cặp dưỡng cơi - xanh lá: giúp lá xanh dày, to bản, đứng lá, tăng cường quang hợp và đề kháng cho cây.
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bà con nên thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh hại. Việc kết hợp sử dụng thêm các dòng thuốc trừ sâu bệnh giúp cây sạch bệnh, khỏe và có đủ sức để phục vụ các giai đoạn sau.
Các loại sâu rầy phổ biến bà con cần quan tâm:
- Nhện đỏ: Tuxedo 500sc
Liều lượng: 1m l/ 400 lít nước
- Rầy xanh: AnoMi 700wp luân phiên Sasara 450ec
Liều lượng: 1ml/ 1 lít nước
- Bệnh phòng: Rado gold 68wg 1,5-2kg
Liều lượng: 1 lít nước
- Bệnh nặng trị: Anti phyto 500wp
Liều lượng: 2 gam/ 1 lít nước
Bà con tham khảo ngay và áp dụng cho vườn của mình để tiến hành kéo cơi, kích cơi và dưỡng cơi đọt hiệu quả nhất. Từ đó, tạo được nền tảng cơ bản giúp cây khỏe phục vụ tốt nhất cho các giai đoạn sau này.