KHÁC BIỆT XỬ LÝ RA HOA MIỀN ĐÔNG TÂY NGUYÊN VÀ MIỀN TÂY

KHÁC BIỆT XỬ LÝ RA HOA MIỀN ĐÔNG TÂY NGUYÊN VÀ MIỀN TÂY
Ngày đăng: 21/12/2023 10:03 AM

Trong canh tác xử lý ra hoa sầu riêng, tùy vào thổ nhưỡng và điều kiện từng vùng miền mà có công tác chăm sóc xử lý ra hoa khác nhau. Để biết được sự khác biệt này, Agrino xin kính mời quý bà con nhà vườn cùng tìm hiểu để có phương pháp chăm sóc hiệu quả cho vườn sầu riêng nhà mình.

1. Mùa vụ

Vụ Thuận:

+ Miền Tây: ra hoa vào tháng 12 – 1 năm sau và thu hoặc tháng 5-6

+ Miền Đông: ra hoa vào tháng 2 – 3 và thu hoạch vào tháng 7 - 8

+ Tây Nguyên: ra hoa vào tháng 3 – 5 thu hoạch tháng 8 - 10

Vụ nghịch:

Miền Tây: ra hoa tháng 8 – 9 thu hoạch tháng 1 – 3 năm sau. (do ảnh hưởng của thời tiết nên rất ít nhà vườn xử lý rải vụ hay làm nghịch vụ)

2. Thổ nhưỡng

Miền Tây:

Điều kiện thổ nhưỡng ở miền Tây có mực thủy cấp cao gần mới mực nước biển do đó có độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển và gây hại, đặc biệt là nấm Phytophthora, …

Ngoài ra, đất trồng ở miền Tây có hàm lượng phèn cao làm cho cấu trúc hữu cơ đất bị giảm, đất nghèo dinh dưỡng, pH thấp, đất chai cứng cây không phát triển tốt được.

Miền Đông và Tây Nguyên:

Cấu trúc địa hình cao và hàm lượng phèn trong đất ở mức rất thấp thậm chí không có giúp cho pH đất ở mức ổn định, đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp hơn, lượng hữu cơ trong đất nhiều hơn giúp cây phát triển tốt.

3. Cơi lá

Miền Tây:

+ Sử dụng đạm và lân hàm lượng cao do lân cố định phèn mà cơi đầu quan trọng nên sẽ cần phải bón nhiều phân.

+ Không kéo đọt, đọt vẫn ra nhưng đọt đi không đều nhau.

+ Sử dụng nhiều lần bón NPK vào cơi cuối để cơi phát triển tốt làm bông


Miền Đông và Tây Nguyên:

+ Tỷ lệ phèn thấp nên chủ yếu chỉ cần sử dụng hàm lượng đạm nhiều là được.

+ Đọt có xu hướng không ổn định: do địa hình đồi dốc nên khi đọt nhú ra gặp các điều kiện bất lợi như mưa lớn, tiết lạnh hoặc các yếu tố khác làm sốc cây thì đọt sẽ có xu hướng thụt lùi trở lại. tức là ngắn lại một chút.

+ Bón NPK với lượng Kali cao do Kali có khả năng bị trực di nhiều.

4. Tạo mầm

Miền Tây:

Sau khi bón phân 10 – 15 ngày tiến hành xử lý hóa chất, xử lý Paclobutrazol, đậy bạt, cắt nước 4 đến 5 tuần để cây ra mắt cua.

Miền Đông và Tây Nguyên:

Sau hãm đọt, cắt nước khoảng 4 tuần cây sẽ bắt đầu ra hoa.

5. Mắt cua

Miền Tây:

Phá miên trạng, dở bạt, kéo bông, rãi phân, mắt cua 2 – 3cm bắt đầu nhấp nước nhẹ. Trước xổ nhụy 10 – 15 ngày tiến hành dằn Kali cao để chặn đọt. tiến hành thụ phấn bổ sung để tăng thụ phấn.

Miền Đông và Tây Nguyên:

Để yên quan sát và không tưới nước. Nếu tưới nước cây sẽ ra lá, bông nhỏ, bông đầu cành phát triển, bông trong rơi vào trạng thái ngủ. Mắt cua được 3 - 4cm mới nhấp nước từ từ. Không cần thụ phấn bổ sung

 

 

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline