Trong kỹ thuật canh tác sầu riêng, để những cành mang quả to, lực cây khỏe và hạn chế sự tác động của thời tiết như mưa gió lớn thì nhiều bà con nhà vườn có cách xử lý là cắt đọt sầu riêng để hạn chế chiều cao của cây. Như vậy, cách làm này có thật sự phù hợp?
1. Ưu điểm của việc cắt ngọn sầu riêng
Trên thực tế, cắt ngọn sầu riêng là một cách hiệu quả mà bà con nhà vườn có thể áp dụng bởi nó sẽ mang lại một số ưu điểm như sau:
+ Giúp phân tàn đều hơn, cành to hơn, tăng diện tiếp xúc lá và cành với ánh nắng mặt trời. Tăng khả năng quang hợp của lá cũng như ánh sáng có thể chiếu vào cây giúp cây thông thoáng giảm thiểu được sự phát triển của nấm bệnh.
+ Cắt ngọn xong giúp cho tàn theo hướng ngang, giúp cây có dáng đẹp và cân đối.
+ Cắt ngọn giúp cho ánh sáng tiếp xúc đên cận cành dưới cùng giảm nguy cơ khô và chết cành
+ Giúp bà con nhà vườn dễ dàng quan sát phát hiện nấm, sâu bệnh hại nếu có trên vườn.
+ Cắt ngọn sầu riêng giúp cho cây giảm thiểu được hiện tượng đổ ngã khi gặp mưa bão hoặc gió lớn.
Bên cạnh những ưu điểm của hướng canh tác này. Có một số nhược điểm bà con cần lưu ý:
+ Việc cắt ngọn sẽ phải tiến hành hằng năm nên đôi lúc sẽ phát sinh tăng thêm chi phí canh tác.
+ Cắt không đúng cách có thể làm cây bị bệnh hại tấn công hoặc suy yếu dẫn đến chết cây.
+ Cắt quá sớm so với độ tuổi của cây sẽ làm chậm sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, giảm năng suất do các cành có sự phân bố không đồng đều hoặc số lượng cành quá ít.
2. Thời điểm thích hợp để cắt đọt sầu riêng?
Thời điểm cắt ngọn sầu riêng sẽ cần phụ thuộc vào loại giống, điều kiện thời tiết và độ tuổi cây. Cho nên, có một số thời điểm bà con nhà vườn có thể tiến hành cắt tỉa ngọn sầu riêng như sau:
+ Thời điểm cây trưởng thành: trước khi tiến hành cắt ngọn bà con cần xác định thời gian trưởng thành hoàn toàn của cây. Thời gian cây cần đạt độ tuổi là 4 đến 5 năm và có khả năng cho trái. Lúc đó, lá cây sẽ dày và có màu xanh đặc trưng.
+ Thời điểm cây sầu riêng vào thời ra hoa: cây thường bắt đầu ra hoa vào giai đoạn cuối đông và đầu xuân. Cây đang chuẩn bị cho quá trình sinh sản nên việc cắt ngọn sẽ giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để phát triển hoa.
+ Thời điểm sau khi thu hoạch: nếu trong giai đoạn ra hoa thì sau khi thu hoạch bà con nhà vườn có thể tiến hành cắt đọt kết hợp với tỉa cành rửa vườn. Sau thu hoặc cắt đọt giúp cho cây dự trữ một lượng dinh dưỡng để phục hồi cây.
3. Cách cắt ngọn sầu riêng hiệu quả
Sau khi xác định thời điểm cắt ngọn sầu riêng thì sau đây là một số cách cắt ngọn hiệu quả mà bà con nhà vườn có thể áp dụng:
+ Chọn nhánh phụ phát triển tốt: chọn nhánh phụ khỏe và đầy lá để đảm bảo cây không bị mất sức sau khi cắt đọt.
+ Dùng dụng cụ cắt: dụng cụ để cắt là cưa cắt cành. Cắt ngọt một đường.
Một số lưu ý bà con cần nắm khi cắt tỉa đọt sầu riêng:
+ Chiều cao cây thích hợp: chiều cao thích hợp để bà con nhà vườn có thể đánh dấu để cắt đọt như sau:
- Miền Tây: chiều cao tính từ gốc từ 5,5-6m là có thể cắt ngang đọt
- Miền Đông và Tây Nguyên: là từ 4-5m do đây là khu vực địa hình cao, gió nhiều, đồi dốc.
+ Vệ sinh vết cắt và dụng cụ cắt: Đối với vết cắt thì sao khi cắt bà con nhà vườn nên quét thuốc phòng bệnh để đề phòng các nấm bệnh xâm nhập. Đối với dụng cụ cắt, cần khử bệnh trước khi dùng bằng cách quét thuốc bệnh lên hai bề mặt lưỡi cưa để phòng nấm.
+ Tiêu hủy cành đã cắt xong: Sau khi đã cắt xong bà con nhà vườn cần thu gom và đem đi nơi khác để tránh phát triển mầm bệnh.
Trên đây là bài viết chia sẻ kỹ thuật đến quý bà con nhà vườn về hiệu quả của cắt ngọn sầu riêng mà bà con nhà vườn có thể tham khảo. Đây là một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý.