Hiện nay, diện tích sầu riêng đang không ngừng được mở rộng góp phần đa dạng hóa cây trồng tại nhiều vùng miền của nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Để sầu riêng đạt năng suất cao, phẩm chất trái tốt có thể cạnh tranh với sầu riêng ở các nơi khác đòi hỏi kỹ thuật nhà vườn phải hiểu rõ về cây sầu riêng đặc biêt là cây giai đoạn mang trái. Agrino xin chia sẻ với bà con nhà vườn cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái giúp cho trái phát triển tròn đều, xanh gai.
Để cây sầu riêng được cung cấp đủ dinh dưỡng giúp cho trái phát triển tròn đều, xanh gai không bị méo thì bà con cần cung cấp phân bón cho cây để nuôi trái. Có 2 dạng bón là bón qua gốc và qua lá:
1. Cung cấp phân bón cho cây sầu riêng
Nhiều bà con sau khi xổ nhụy xong không dám bón phân vì sợ cây sẽ đi đọt làm rụng trái non đồng thời vẫn siết nước sầu riêng. Tuy nhiên, giai đoạn này không cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây sầu riêng thì cây sẽ bị thiếu dinh dưỡng làm trái non không phát triển được dẫn đến rụng trái.
Trường hợp này bà con cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật vào giai đoạn trước xổ nhụy đã đi được 1 cơi đọt. Để tới cây ra cơi mới rơi vào 1 – 1,5 tháng nữa thì lúc này cây đã trải qua giai đoạn rụng sinh lý hoặc có rụng cũng chỉ rụng số ít bà con hoàn toàn có thể kiểm soát được. Từ đây, cây cũng hạn chế được sự cạnh tranh dinh dưỡng giúp cho dinh dưỡng được tập trung nuôi trái.
2. Phương pháp bón phân dưới gốc
Phân vô cơ: sử dụng NPK sau khi xổ nhụy dứt điểm 7 ngày bón 7 – 10 ngày/lần chia làm nhiều lần để bón.
+ Thời điểm trái nhỏ (trước 45 đối với Ri6 và trước 60 đối với Monthong) nên bón công thức phân NPK ba số bằng nhau để bổ sung dinh dưỡng cân đối (vd như: 15 – 15 -15, 16 -16 – 16, 17 – 17 – 17) để dinh dưỡng được cung cấp đồng đều.
+ Thời điểm trái lớn (sau 45 ngày đối với Ri6 và sau 60 ngày đối với Monthong) chuyển sang bón theo công thức NPK có hàm lượng Kali cao hơn và Kali thuộc dạng Kali trắng (K2SO4) để giúp trái tăng phẩm chất trái làm trái xanh gai, tròn trái. Hạn chế méo trái (vd như: 12 – 12 – 17 + TE, 12-11-18, 15-5-20).
Bà con nhà vườn lưu ý không nên bón Kali Clorua (KCl) bởi vì nó sẽ làm cho trái bị sượng múi và làm giảm mùi thơm của trái. Bên cạnh đó bà con có thể cung cấp cho cây các dạng phân hữu cơ chưa nhiều đạm như đạm cá để kết hợp với Kali tạo nên phẩm chất tốt cho trái.
Phân hữu cơ: Cung cấp thêm phân hữu cơ cho cây bằng các dạng phân hữu cơ như phân chường ủ hoai (phân gà, bò, dơi, ...) và phân hữu cơ công nghiệp. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý ưu tiên chọn phân hữu cơ công nghiệp vì sẽ có tác dụng tốt hơn, cây hấp thu nhanh hơn và nên chọn các dòng phân hữu cơ nhập từ các nước như: Nhật, Úc, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha,...) còn phân chuồng không phù hợp lắm do đây là loại phân lâu dài, cây hấp thu lâu hơn.
2. Phương pháp bón phân qua lá
Để giúp trái phát triển tròn đều, xanh gai, hạn chế rụng trái non, nứt cuốn thì bà con nhà vườn có thể cung cấp trung – vi lượng cho cây để trái đầy đủ dinh dưỡng phát triển tốt.
Thời điểm phun: sau khi xổ nhụy 3–4 ngày bà con có thể phun trung, vi lượng cho cây định kỳ 10 ngày/lần.
Bà con nhà vườn có thể dùng các dạng phân bón lá có công thức bằng nhau như 20-20-20, 21-21-21,.... Ngoài ra, các dạng trung, vi lượng mà bà con có thể cung cấp cho cây như: Canxi, Bo, Mg, Cu, Zn, Mn, Fe,... Bà con có thể phun mặt dưới lá và trái.
Trên đây là những chia sẻ của công ty Agrino về chăm sóc nuôi trái sầu riêng tròn trái, xanh gai. Hy vọng những chia sẻ của công ty sẽ giúp cho bà con có thêm nhiều giải pháp chăm sóc giúp cho vườn sầu riêng nhà mình đạt năng suất cao. Xin kính chúc bà con vụ mùa bội thu.