KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG * * * * *
Kỹ sư l Cao Tiến Giang Bộ phận l Kỹ thuật - Quảng bá Sầu riêng là loài cây ăn trái khó tính phải phù hợp với khí hậu cũng như vị trí địa lý, Việt Nam có khí hậu thích hợp để trồng loại cây này. Ngoài ra, các quốc gia trồng được sầu riêng còn có: Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Mianma, Philippin, Campuchia, Lào, một phần ở Ấn Độ, Srilanca, Brunây. Vài năm gần đây, diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL có xu hướng được nhân rộng. Trong đó sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, nếu được trồng và chăm sóc đúng cách. Nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích vườn sầu riêng. Sầu riêng ở miền Tây Nam Bộ có thể canh tác vụ thuận lẫn nghịch vụ và mang lại hiệu quả cao, sầu riêng nghịch mùa có giá bán cao gấp 1,5-2 lần so với vụ thuận trong năm. Vùng nguyên liệu Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đa phần chỉ canh tác vào vụ thuận, do điều kiện tự nhiên là vùng đồi núi, cao nguyên. Trước khi trồng sầu riêng phải thiết kế vườn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi. Tùy vào vị trí và hiện trạng đất, để đạt hiệu quả cao công tác này rất quan trọng. Mô trồng sầu riêng ở vùng ĐBSCL, vừa với tuổi cây và phải thoát nước tốt. Vùng đất trồng sầu riêng với nền đất phù sa, tỷ lệ sét khá cao so với thịt & cát, khả năng thoát nước kém, mạng lưới sông ngồi kênh rạch chằng chịt. Bảo vệ bộ rễ không cho phát triển sâu do sầu riêng chịu ngập úng kém, để đảm bảo vườn không bị ngập úng vào các con nước hàng năm, vườn sầu riêng cần có đê bao, đào mương lên liếp rất quan trọng. Những lưu ý khi trồng sầu riêng: + Giống: Chọn đúng giống, bo ghép khỏe, chắc chắn, có da bóng và sáng. Sự đồng đều giữa về độ tuổi bo ghép và gốc ghép sẽ giúp quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ổn định dễ chăm sóc. + Môi trường đất thích hợp: pH >= 5,5. Đất có pH thấp cần cải tạo: pH 4.6-5.5: 1 tấn/ha (100 gram/m2), pH 5.6-6.5: 0.5 tấn/ha (50 gram/m2). + Mực nước: Trong mương so với mặt đất 60-80 cm. + Mô sầu riêng vừa phải: Mặt mô 0,6m; Chiều cao mô 0,8-1m. + Mặt liếp: 6m. + Khoãng cách trồng thích hợp ở ĐBSCL Kiểu vuông: 7x7m, 8x8m, 9x9m. Kiểu chữ nhật: 7x9m, 8x10, 10x12m + Bón phân hữu cơ oai mục kết hợp các chế phẩm hữu cơ vi sinh: 1-2 năm đầu. + Để cỏ trong vườn (khi làm bông dọn sạch cỏ trên mô). + Nước tưới cho sầu riêng là nước không bị nhiễm phèn và độc chất hữu cơ cao & độ mặn <0,3 (g/l) Môi trường đất và nước tưới rất quan trọng, cần sử dụng nguồn tưới nước ngọt cho cây, độ pH đất đạt từ 6.0 trở lên giúp, tăng hiệu quả hấp thu phân bón cho cây >80%. Cần phải thiết kế mô trồng sầu riêng thông thoáng, không nên đắp mô quá lớn vì 1-2 năm đầu, rễ cây chưa ăn ra bên ngoài dễ làm chai cứng đất, bạc màu nên đặp mô vừa phải, để cây sầu riêng con sinh trưởng và phát triển tốt. Vườn đã trồng cây ăn trái khác, khi cải tạo cần đào hết gốc, rễ cũ và xử lí mầm bệnh có trong môi trường đất cũ, sau đó lên mô trồng. Bón phân hữu cơ, kết hợp các dòng phân hữu có lỏng có bổ sung vi sinh vật giúp cây con phát triển nhanh và khỏe mạnh ở giai đoạn 1-2 năm đầu. Chế độ phân bón hợp lí theo từng giai đoạn độ tuổi phát triển của cây, nên cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ. Bên cạnh đó, để tận dụng không gian cũng như diện tích đất canh tác có thể kết hợp trồng xen phải là loại cây có tán nhỏ, thời gian cho trái sớm: Ổi, mít siêu sớm…các loại cây lấy củ: khoai, họ đậu với mục đích tận dụng không gian - kết hợp làm tơi xốp đất, lấy ngắn nuôi dài. Ngoài ra, khống chế chiều cao cây sầu riêng trước khi vào thời kỳ kinh doanh, cũng đang được áp dụng khi cây đạt chiều cao và đủ số lượng cành mang trái. Tập trung dinh dưỡng cho các cành cấp 1, cấp 2, cành mang trái nên chọn cành to, khỏe, có tính hướng lên thuận lợi cho công tác chăm sóc trái, quản lý nấm bệnh trong tán cây. Việc không chế chiều cao cây nhằm hạn chế cây bị đổ ngã, lượng dinh dưỡng được chia đều trong cây, tập trung dinh dưỡng nuôi thân và các cành mang trái chủ lực vừa nêu, tạo nên năng suất cũng như chất lượng sầu riêng được ngon hơn, ổn định hơn. Để tiện cho việc quản lí chăm sóc vườn, tiết kiệm chị phí và mang đạt hiệu quả cao. |
|