Nhận biết cây sầu riêng đủ điện kiện làm bông

Nhận biết cây sầu riêng đủ điện kiện làm bông
Ngày đăng: 22/07/2024 10:21 AM

Quan sát và nhận biết cây đủ điều kiện làm bông chính là yếu tố đầu tiên quyết định đến thành công của quá trình tạo mầm sầu riêng. Vậy yếu tố nào giúp xác định được khi nào cây sầu riêng bắt đầu làm bông được? Cùng Agrino tìm hiểu ngay nhé!

1. Độ tuổi của cây

Thông thường cây sầu riêng đủ tuổi làm bông thường là từ năm thứ 4 trở lên. Làm bông thời điểm cây 4 năm tuổi trở lên để đảm bảo việc cây đã đủ sức và hạn chế tốt tình trạng cây suy. Ngoài ra, cũng có thể tùy theo mục đích khai thác cây sầu riêng có thể xử lý ra hoa (XLRH) cho cây sầu riêng sớm hơn thời điểm nêu trên. Khi sầu riêng XLRH cần cây khỏe đủ lực để có thể đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cũng như đảm bảo duy trì sức khỏe ở những mùa vụ tiếp theo, điều này hết sức quan trọng trong suốt quá trình làm bông, nuôi trái và phục hồi cây. Việc duy trì sức khỏe nhằm mục đích khai thác cây sầu riêng một cách bền vững, mang lại hiệu quả về kinh tế tránh thiệt hại về số lượng cây trên một đơn vị diện tích canh tác.

2. Cây đủ cơi lá

Cây sầu riêng trước khi muốn làm bông cần chuẩn bị bộ lá tốt, phải đi đủ 2, 3 hoặc 4 cơi đọt tùy theo tình trạng của tán lá, nấm bệnh tấn công ở gốc, thân và cành thì cây mới đủ sức để tiến hành tiếp tục xử lý ra hoa trong mùa vụ tiếp theo. Cây cần đủ lá và dinh dưỡng để thực hiện XLRH và có giải pháp đến quản lý các đối tượng gây hại lá già, lá non của cây sầu riêng để thời gian XLRH được theo đúng vụ, tránh tiêu hao chi phí sản xuất. Đảm bảo được bộ lá cho cây sầu riêng, thời điểm cơi lá sầu riêng ở mốc tạo mầm với cơi lá đã phát triển thuần thục, quan sát từ 10-15 ngày khi cơi lá mới phát triển 1-2 cặp lá non đã mở mặt trong lá, chuyển lụa, có thể tiến hành bón lân tạo mầm ở gốc.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo cây có đầy đủ nguồn năng lượng dự trự bên trong cây sầu riêng, chuẩn bị cho quá trình phân hóa mầm hoa từ đó giúp tăng tỷ lệ ra hoa, ra hoa đồng loạt. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, tuyển chọn bông và ở các thời điểm tuyển chọn trái, nuôi trái giúp mẫu trái được đều, tăng phẩm chất trái năng suất đảm bảo và kể cả về mặt giá cả kỹ thuật chọn các dòng phân bón cũng trở nên dễ dàng hơn.

3. Vệ sinh cây

Sự chuẩn bị cơ bản và rất cần thiết cho cả vườn cây, giúp giảm sự phát sinh gây hại của côn trùng, sâu hại và nấm, bệnh đặc biệt trong mùa mưa. Lần vệ sinh vườn gần nhất là lúc phục hồi sau thu hoạch. Như vậy, trước tiến hành XLRH cần dọn dẹp tàn dư xác bả thực vật, vê sinh thông thoáng vườn cây và thân, cành cần vệ sinh rong rêu đeo bám, nấm mọt đang tấn công cây các bộ phận này. Có thể tiến hành phun và tưới thuốc ngừa nấm gây bệnh như: thán thư lá,sâu mọt, xì mủ cành ở phần trên và phần dưới bệnh thối rễ, xì mủ gốc, tuyến trùng,...

Lưu ý: Phun kỹ và ướt đều cả trên và dưới mặt lá cũng như dạ cành mang trái để đảm bảo hiệu quả phòng trị bệnh cũng như đảm bảo vị trí an toàn cho mầm bông (mắt cua).

4. Tính chất của đất

Vấn đề đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cây và yếu tố giúp cây thay đổi trạng thái trong quá trình XLRH. Đầu tiên, chỉ số pH đất, sự biến động cao ở các thời điểm hay vị trí kiểm tra đất trồng sầu riêng cho thấy đang có vấn đề nằm ở đây là giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng tạo mầm và các khoán thiết yếu khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của rễ và hoạt động của các vi sinh vật có lợi. pH đất nằm trong khoảng từ 5.5 trở lên và giữ ổn định,  tức là không bị biến động mạnh về 4.5 4.0 sẽ là một yếu tố tối ưu trong thời gian canh tác vườn. Thứ 2, đất thông thoáng, tơi xốp giúp hệ rễ phát triển mạnh mẽ thông qua quá trình hô hấp được diễn ra đầy đủ. Song song đó, quá trình bốc thoát hơi nước trong gốc sầu riêng ở khâu tạo khô hạn cũng được đảm bảo và nhanh hơn, cây chuyển sang trạng từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản tốt hơn.

Vì thế, muốn cây khỏe, ra hoa đậu trái tốt cần kiểm tra pH đất thường xuyên, đất tơi xốp, đảm bảo pH luôn ở mức ổn định. Hãy chọn các dòng phân mang tính kiềm cao đối với vùng đất phèn, bổ sung phân hữu cơ lỏng/ rắn để pH đất đạt mức trung tính và ổn định.

5. Quản lý sâu bệnh

Đối tượng gây hại đến lá  già: đốm rong, thán thư, nhện đỏ, sâu ăn tạp…và lá non: rầy xanh, bọ trĩ, nấm phytophthora sp., ,....trên cây. Ngoài việc vệ sinh thông thoáng vườn cây, tiến hành phun phòng trừ bằng các dòng thuốc chuyên trị bệnh để đảm bảo cây không bị sâu bệnh hại và thật khỏe mạnh để đủ sức làm bông.

Trong quá trình chọn thuốc trừ bệnh, sâu rầy cần luân phiên các hoạt tính của thuốc bảo vệ thực vật, tức là các hoạt chất quản lý nấm, côn trùng ở cùng 1 nhóm thuốc sẽ được luân phiên với 1 nhóm thuốc khác. Các đặc tính của thuốc: vị độc, tiếp xúc, lưu dẫn, xông hơi và các nhóm thuốc thuộc gốc đồng, triazole, strobilurin, cúc tổng hợp, lân hữu cơ…giúp đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho cây.

Trên cây là các yếu tố cơ bản giúp dễ dàng nhận biết cây vườn nhà của mình đã đủ điều kiện làm bông hay chưa từ đó giúp việc làm bông có tỷ lệ thành công cao hơn. Chúc nhà vườn canh tác sầu riêng áp dụng thành công và có mùa vụ năng suất nhất.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline