Nuôi trái sầu riêng là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất và phẩm chất trái cuối vụ. Trong quá trình nuôi trái, việc bổ sung dinh dưỡng từ phân NPK và Amino acid là rất quan trọng.
Các giai đoạn phát triển trái
Nhu cầu sử dụng và cân đối lượng phân bón NPK và Amino Acid trong thời kỳ mang trái chủ yếu dựa vào các giai đoạn phát triển của trái. Mỗi giai đoạn phát triển sẽ cần bổ sung lượng phân bón phù hợp như
1. Sau khi đậu trái 5-7 ngày
Sau khi xổ nhụy trái thường có dấu hiệu rụng nhiều, xơ chìa trước sự thay đổi của nhiệt độ và đặc biệt là sự cạnh tranh dinh dưỡng. Nhu cầu cần thiết giai đoạn này là bổ sung dinh dưỡng đồng bộ cả gốc và lá.
- Phân bón NPK dưới gốc: bón NPK 3 số cân bằng nhau như 16 - 16 - 16, 17 - 17 - 17 với liều lượng 0,8 - 1,0 kg/ cây để giúp cây hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và quản lý đọt (kiềm đọt) hiệu quả.
- Bón trên lá: bổ sung Amino Acid rất cần thiết trong giai đoạn này. Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá thông qua các sản phẩm chứa Amino Acid (Sealeaf) giúp tăng cường đề kháng cho cây, chống “stress” trước các điều kiện bất lợi của thời tiết như nắng, mưa, lạnh bất chợt.
Cung cấp kịp thời Amino Acid giúp cây lá xanh dày, tăng cường khả năng quang hợp, amino acid thiết yếu cho sự phát triển của cuống và trái giúp hạn chế việc hình thành tầng rời, tăng liên kết giữa các khớp nối và giúp nuôi trái lớn đồng đều, không bị rụng. Đồng thời, các amino acid cây tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, cân bằng dinh dưỡng trong cây phục vụ cho việc nuôi trái.
Bên cạnh đó, bà con nên nhớ kết hợp thêm các dòng trung vi lượng, Bo, Kẽm để phun qua lá và quản lý cả sâu đục trái.
2. Sau khi đậu trái 20 - 25 ngày
Trái giai đoạn này cần bổ sung dinh dưỡng để hạn chế trái bị sượng và cháy múi. Bổ sung tổng hợp dưới gốc và trên lá.
- Bón NPK dưới gốc: sử dụng phân NPK 20-15-5 với liều lượng 1-1,5 kg kg/cây để giúp tăng độ phì của trái.
- Bổ sung Amino Acid trên lá: việc bổ sung các amino acid và Canxi để giúp cây tăng cường đề kháng, khả năng hấp thu dinh dưỡng để hạn chế việc rụng trái non. Amino Acid còn giúp cây quang hợp tốt, cây sầu riêng luôn khỏe mạnh.
3. Sau khi đậu trái 30 - 40 ngày
Trái sầu riêng giai đoạn này bắt đầu có dấu hiệu lớn nhanh, vì vậy bà con cần bổ sung đầy đủ lượng phân bón để giúp cho vỏ trái cứng cáp, hạn chế tốt tình trạng bể gai, cuống chắc khỏe, cơm và múi phát triển mạnh. Phân bón cần sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu:
Bón dưới gốc: bón NPK với tỷ lệ đạm và kali cao 20-20-15 hoặc 4:3:1 để tạo khung và màu xanh đặc trưng cho trái.
4. Sau khi đậu trái 50 - 60 ngày
Trái bắt đầu lên cơm và đều hộc, đây là giai đoạn nước rút quan trọng quyết định đến 1 phần năng suất và toàn bộ chất lượng trái. Cần bổ sung tổng hợp lượng phân NPK và phân bón Amino Acid từ gốc đến lá.
Bón phân qua gốc: bón phân NPK với tỷ lệ 12-11-118, 11-11-17 hoặc 20-20-15 kết hợp cùng Kali trắng để giúp cây, trái dễ dàng hấp thu để tạo cơm mạnh, trái sầu riêng tròn đều, đủ hộc.
Trái sầu riêng giai đoạn này bắt đầu chuyển hóa tinh bột nên việc bổ sung Kali (Kali trắng) rất cần thiết để giúp trái dễ lên cơm mạnh, tạo khung và màu xanh đặc trưng cho trái. Bà con nên nhớ không bón Kali đỏ sẽ rất dễ làm trái bị sượng.
4. Sau khi đậu trái 75 - 80 ngày
Trái trước khi thu hoạch nên cần bổ sung dinh dưỡng lần cuối để giúp tăng phẩm chất trái và đạt chất lượng như mong muốn. Dinh dưỡng cần bón bổ sung phân NPK với tỷ lệ 11-11-17 kết hợp với phân hữu cơ và Kali trắng để giúp trái sầu riêng hấp thu dinh dưỡng nhanh nhất, tăng phẩm chất trái, cơm lên màu vàng đẹp, tránh hiện tượng sượng cơm, cháy múi, cháy lá sầu riêng.
Bổ sung Kali với hàm lượng cao dễ hấp thu qua lá giúp cây có đầy đủ kali trong quá trình tạo cơm (thịt) sầu riêng, điều này cho trái được nặng ký hơn và màu thịt trái lên đều, tăng phẩm chất trái.