Trong suốt quá trình nuôi trái sầu riêng rất mẫn cảm với việc tưới nước và bón phân. Thế nên việc quản lý tốt rễ và lá trong suốt quá trình nuôi trái là rất quan trọng nhằm giúp trái tròn đẹp, hạn chế rụng và đạt chất lượng như mong muốn nhất là vào thời điểm đầu mùa mưa nhiều như hiện nay.
1. Tại sao cần quản lý rễ và lá trong giai đoạn nuôi trái gặp mưa nhiều
Cây sầu riêng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng nuôi trái thông qua 2 con đường chính là rễ và lá. Rễ cây và cành lá sẽ cùng đồng hành cung cấp dinh dưỡng tổng hợp cho cây. Rễ đóng vai trò cung cấp nước và chất khoáng cho các bộ phận bên trên: cánh, lá, trái. Ngược lại, các bộ phận bên trên sẽ vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống cho rễ sinh trưởng.
Dinh dưỡng qua rễ và lá được xem là 2 con đường cộng sinh hoàn hảo cho cây trồng. Rễ là cơ quan tổng hợp và vận chuyển các Cytokinin cung cấp cho sự sinh trưởng của các chồi, làm trẻ hóa các bộ phận. Trong khi đó, chồi ngọn và lá non đóng vai trò là nguồn Auxin, Giberelin cho sự hình thành và sinh trưởng của cả hệ thống rễ.
Như vậy việc quản lý và cung cấp đủ dinh dưỡng thông qua bộ rễ và lá giúp cung cấp kịp thời và đồng bộ các chất dinh dưỡng thiết yếu: N, P, K và các trung vi lượng, để cây có đầy đủ dễ dàng tổng hợp chuyển hóa thành dạng năng lượng đặc trưng sử dụng nuôi trái. Bên cạnh đó, cung cấp đủ dưỡng chất amino acid thiết yếu, các chất kích kháng giúp cây khỏe chống chịu được điều kiện bất lợi mưa nhiều như hiện nay.
2. Quản lý bộ rễ
Thời tiết mưa nhiều độ ẩm của đất tăng cao, lúc này một phần rễ thiếu oxy để hô hấp, lượng nước cao tích trữ trong trong đất làm rễ dễ bị ngập úng dẫn đến thối rễ. Song song đó nguồn nước dồi dào cũng giúp thúc đẩy quá trình phát triển của bộ rễ phân bón sẽ được hòa tan và vận chuyển mạnh mẽ lên cây. Đồng thời lúc này tại vùng rễ các rễ của cây đang vươn lên mạnh mẽ sau quá trình bị kiểm soát và tạo nên nhiều rễ non góp phần đẩy mạnh dinh dưỡng lên cây. Thế nên, để kiểm soát tốt sự bùng lên mạnh mẽ của cây cần kìm hãm rễ là yếu tố cơ bản nhất. Việc kìm hãm rễ giúp ngăn bớt nước và dinh dưỡng lên cây quá nhiều. Thông thường để kìm hãm rễ bà con nhà vườn thường bón/ tưới Kali và tùy mỗi thời điểm phát triển của rễ mà có cách chọn liều bón phù hợp.
Trong quá trình kiểm soát lượng nước mà lá và rễ già khi gặp mưa cùng sẽ phát triển mạnh mẽ nên bà con nhà vườn chú ý bón Kali liều cao từ 1 - 2 lần, nhớ bón vừa phải nếu bón quá dư Kali sẽ rất dễ làm cho rễ cây bị ảnh hưởng xấu dẫn đến theo rễ, quá trình hấp thụ nước bị kìm hãm, ức chế cả quá trình hấp thụ Đạm (N) và cây trồng không hút được các chất dinh dưỡng.
Thời điểm sau 1 - 2 lần hãm rễ, bộ rễ non đã được khống chế thì không cần phải dùng Kali liều cao nữa mà tiến hành giảm việc bón Kali lại và ưu tiên bổ sung thêm các dòng phân bón giúp phát triển chồi lá và trái trên cây.
3. Quản lý bộ lá
Bên cạnh rễ thì việc kiểm soát dinh dưỡng trên lá trong lúc cây nuôi trái gặp mưa cũng rất quan trọng. Việc phun các dòng giúp hãm lá, chống sốc tạm thời cho bộ lá sẽ giúp cây ức chế và báo tín hiệu về rễ giúp giảm hấp thu nước đồng thời giúp giảm nhanh các yếu tố phát triển rễ.
Thông thường để kìm hãm sự phát triển của lá, cơi đọt bà con hay dùng Lân, Kali kết hợp với một số dòng hoạt chất ức chế sinh trưởng để ức chế tạm thời bộ lá. Công việc ức chế và kìm hãm bộ lá được tính toán kỹ cho các giai đoạn trái sầu riêng gặp mưa đầu mùa, mưa nhiều và lượng nước mưa vào đất vượt mức kiểm soát. Sau khi kìm hãm bộ lá thành công bà con cần tiến hành bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng để cho kết quả trái tốt, lá xanh, quang hợp tốt đủ sức nuôi trái và hạn chế cây đi đọt hiệu quả.