Đối với nhiều nhà vườn mới bắt đầu bắt tay vào trồng sầu riêng việc cây con bị chết, kém phát triển thường xảy ra rất nhiều. Thế nên việc chăm sóc cây khi còn ở giai đoạn 1 năm đầu tiên là rất quan trọng trong quá trình canh tác. Vậy quy trình chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi hiệu quả nhất là gì? Cùng Agrino tìm hiểu ngay để có cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi tốt nhất!
1. Sầu riêng 15 ngày đầu
Sầu riêng giai đoạn này bà con cần nắm bắt 2 giai đoạn nhỏ quan trọng và có cách chăm sóc phù hợp như sau:
- 7 ngày đầu:
Đối với cây giai đoạn này, tốt nhất bà con nên thường xuyên tưới nước để đầy đủ, đảm bảo lượng nước cho rễ, giữ ẩm cho đất trồng. Cây con vẫn chưa quen với điều kiện hiện tại như nắng nóng rất dễ bị bốc thoát hơi nước, cháy lá non, lá vàng vàng và dễ rụng. Đối với cây sầu riêng mới trồng bà con cần bổ sung nước từ 1 - 2 lần/ ngày vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát khi thời tiết vào mùa nắng nóng để đảm bảo giữ ẩm tốt cho đất và cây.
Nếu cây được trồng trong mùa mưa thì bà con nhà vườn chỉ cần tưới nước vào buổi chiều và giảm lượng nước ở các lần tưới để tránh làm cây bị ngập úng. Bên cạnh đó, bà con nhớ kết hợp bón thêm phân hữu cơ và các loại phân chuồng oai mục khác,....duy trì tình trạng đất tốt cho cây phát triển ổn định, tạo nền đất tốt cho bộ rễ cây phát triển tốt hơn.
Lưu ý: Đối với các khu vực trồng cây trên đồi cao thường rất dễ gặp gió nhiều, bà con cần cố định thân để giúp cây chăn gió ở bờ bao tốt hạn chế tình trạng gió mạnh làm cây bị đổ ngã.
- 7 - 15 ngày sau:
Cây sầu riêng lúc này đã ổn định và phần rễ đã bắt đầu nhận dinh dưỡng nhờ một phần quá trình sử dụng phân hữu cơ kích dưỡng rễ trước đó. Thời điểm này việc cần thiết là bổ sung thêm fulvic acid, humic acid, phân hữu cơ quanh gốc để vừa giúp phát triển rễ mới cũng như dưỡng bộ rễ già sự phát triển của bộ rễ, kích và bung rễ mạnh.
2. Sầu riêng 15 - 30 ngày
Sầu riêng đến giai đoạn này bà con nên sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ vi sinh sinh học hoặc kết hợp vi lượng cùng amino acid để giúp cây đâm chồi đồng loạt. Liều lượng phun pha cho 400 lít nước phun đều 2 mặt lá. Ngoài ra, bà con nhớ quản lý thêm sâu bệnh và nấm khuẩn gây hại trong vườn để bảo vệ toàn diện cho cây từ: thân. lá, cành và cả rễ.
3. Giai đoạn cây sầu riêng 2 - 3 tháng
Thời điểm này, cành cấp 1 cần được bảo vệ khỏe mạnh để cây bắt đầu phân nhánh tạo cành mang trái. Cây từ 2 tháng bà con cần quản lý định kỳ về:
Chế độ dinh dưỡng:
- Tiếp tục sử dụng phân hữu cơ để kích rễ, kích thích cây ra rễ khỏe hấp thu dinh dưỡng tốt. Tiến hành tưới định kỷ cách nhau 15-20 ngày để duy trì bộ rễ luôn khỏe, đất luôn tốt và pH luôn ở mức ổn định.
- Bổ sung qua lá các dòng phân bón hữu cơ vi sinh - sinh học, vi lượng cần thiết cho cây để dưỡng cơi lá, tăng cường quang hợp. Cùng với đó bà con nhớ kết hợp bổ sung thêm NPK hòa tan để tưới vào cây để giúp cân bằng dinh dưỡng nhất là trong các trường hợp cây ra đọt đồng loạt quá nhiều xuất hiện cạnh tranh dinh dưỡng làm cây khó nuôi đọt.
- Duy trì việc tưới nước cho cây 1 - 2 ngày/ lần để giữ ẩm cho cây hiệu quả.
Quản lý sâu bệnh: bà con cần ưu tiên lựa chọn các dòng chuyên trị sâu bệnh hại trên lá như: nhện đỏ, bọ trĩ, rầy xanh,...có chứa hoạt chất tiến tiến và an toàn cho cây. Tiến hành phun khi cơi đọt non, mùa mưa phun quản lý bệnh định kỳ 7 - 10 ngày/lần. quản lý sâu rầy 10 - 15 ngày/ lần và mùa nắng đối với sâu rầy: định kỳ 7 - 10 ngày/lần, đối với bệnh quan sát có thể phun cách 15 ngày/ lần.
4. Cây trên 3 tháng đến 1 năm
Thúc cơi đọt: tập trung dinh dưỡng để cây có dinh dưỡng dự trữ vào bên trong thân cành và làm già cành. Lúc này cần bổ sung thêm các dinh dưỡng cần thiết như:
- Hữu cơ: nguồn dinh dưỡng chủ lực cho tổng thể của cây từ đất, rễ, thân và lá.
- Lân: bổ sung thêm lân trong trường hợp đất bị phèn. Việc đưa Lân vào giúp cố định, loại bỏ phèn từ đó giúp bộ rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- NPK chứa Kali cao: nếu cây ra cơi đọt liên tục gây cản trở cho việc làm già cơi đọt đồng loạt. Bổ sung NPK chứa hàm lượng Kali cao giúp tạo cơi đọt và già cơi đọt đồng đều hơn.
Cắt tỉa cành:
- Tiến hành cắt tỉa bớt cành nhánh để giúp cây dễ tập trung dinh dưỡng và hạn chế tối đa việc tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công, dễ chăm sóc sau này.
- Khi cây được cắt cành sẽ tạo những vết thương hở, vì vậy việc cắt cành bà con cần làm vào những ngày trời nắng hoặc nếu mưa nên cắt vào buổi sáng khô sương, trời ráo. Việc này giúp hạn chế việc cây bị chảy nhựa, khô nhanh vết bệnh và hạn chế tình trạng suy cây sau khi cắt cành.
- Khi cắt cành cần chọn vị trí dưới khớp phân cơi 1 - 2mm của cành đã kéo gân. Cành được cắt ở các đoạn còn lại đủ lá trưởng thành, cành khỏe và có khả năng đâm cơi mới tốt.
Quản lý sâu bệnh cho phần vết cắt:
- Đối với các vết bệnh lớn, sau khi cắt xong bà con nên quét vết bệnh bằng các hoạt chất gốc đồng, dimethomorph, lân 2 chiều, propamocarb.Hcl, Metalaxyl,...
- Đối với những vết bệnh nhỏ, diện rộng do nấm hại gây nên thì phun quản lý nấm bệnh cho cả vườn bằng các hoạt chất trên kết hợp luân phiên để đạt hiệu quả cao nhất
Cung cấp dinh dưỡng nuôi cơi mới: cung cấp dinh dưỡng ở thời điểm này rất quan trọng để rễ hấp thu và nuôi cơi mới. Bổ sung dinh dưỡng tổng hợp qua lá và rễ để cây tăng cường đề kháng, lá khỏe, cơi lá đồng đều và nhanh già.