Quy trình kỹ thuật Chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Quy trình kỹ thuật Chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch
Ngày đăng: 14/08/2023 10:33 AM

Sầu riêng sau thu hoạch thường suy yếu, dinh dưỡng trong đất dần mất đi, đất suy thoái. Việc thực hiện các biện pháp chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch là rất cần thiết và được bà con quan tâm hàng đầu. 

Các bước cần thực hiện:

1. Xử lý nấm, đất sau thu hoạch 7 - 10 ngày 

Thông thường vườn sầu riêng sau thu hoạch 7 - 10 ngày cần được quen trở lại với trạng thái sinh trưởng và sẵn sàng cho một mùa vụ mới, bước vào quá trình phục hồi cây. Bà con cần kiểm tra phần đất và rễ, sau mỗi mùa vụ đất và rễ luôn xuất hiện các loại nấm bệnh gây hại. Kiểm tra và xử lý kịp thời để tạo nền tảng cây khỏe, bắt đầu mùa vụ.

Xử lý nấm bệnh dưới rễ đất:

Tiến hành rải phân lân, bón vôi:

Rải vôi và bón lân hợp lý, từ đó dinh dưỡng dễ dàng xuống dưới tầng sâu giúp nâng pH đất và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho rễ cây.

*** CHÚ Ý: khi rải vôi và bón lân bà con cần tưới nước cho tan hoàn toàn, rải đều quanh gốc tránh vón cục làm nóng rễ và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cây.

2. Vệ sinh, tạo thông thoáng cho vườn

Cắt bỏ các cành bị sâu bệnh tránh lây lan bệnh cho các cành đang khỏe. Cắt và dọn sạch các cành khô yếu, suy kiệt tránh việc phân chia dinh dưỡng không đồng đều và vô ích. Vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn sạch cỏ tạo thông thoáng giúp vườn sạch bệnh, hạn chế nấm bệnh cư trú phát triển gây bệnh và canh tranh dinh dưỡng.

Tiến hành quét thuốc trừ nấm sau khi cắt cành, vệ sinh vết thương trên cành nhằm tránh  các nấm bệnh xâm nhiễm và tấn công vết cắt. Bà con có thể quét trực tiếp hoặc phun tưới 2 lần cách 7 ngày.

3. Bón phân cung cấp dinh dưỡng

Sau một mùa, cây sầu riêng đã cung cấp gần như cạn dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Giai đoạn này, bà con cần hiểu và nắm rõ cây đang cần bổ sung để kịp thời bổ sung dinh dưỡng cần thiết nhất.

4. Dưỡng lá, quản lý sâu bệnh trên lá

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng qua rễ, dưỡng lá xanh, dày và quản lý sâu bệnh trên lá cũng rất quan trọng. 

Phun các dòng phân bón lá trung, vi lượng, phân bón lá chứa amino acid và đa lượng NPK với tỷ lệ đạm cao để kích thích tế bào phát triển, lá xanh dày, tăng cường quang hợp, tăng sức đề kháng. 

Quản lý sâu bệnh: chú ý các đối tượng rầy xanh, nhện đỏ. Đây là các loại côn trùng gây hại lá, gây rụng lá, ảnh hưởng quá trình quang hợp. Cần luân phiên các loại thuốc trừ rầy, nhện để tránh hình thành tính kháng và quản lý tốt các đối tượng gây hại này.

Khi cây ra đọt non cần chú ý phòng trừ sâu bệnh gây hại. Trong mùa mưa đọt non thường bị nấm Phytophthora palmivora tấn công làm rụng lá, có khi chỉ còn trơ cành. Các bệnh thường gặp là: cháy lá, đốm rong, đốm hồng,....

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline