SẦU RIÊNG CẮT NƯỚC LÂU NGÀY MÀ MẮT CUA VẪN CHƯA RA? NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC

SẦU RIÊNG CẮT NƯỚC LÂU NGÀY MÀ MẮT CUA VẪN CHƯA RA? NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC
Ngày đăng: 02/01/2025 09:03 AM

Trong quá trình canh tác sầu riêng, việc cắt nước để kích thích phân hóa mầm hoa là một kỹ thuật quen thuộc. Tuy nhiên, không ít nhà vườn gặp tình trạng: cắt nước lâu ngày mà mắt cua vẫn chưa ra. Đây là một dấu hiệu cho thấy cây đang gặp vấn đề trong quá trình chuyển hóa hoặc điều kiện chăm sóc chưa phù hợp. Cùng Agrino tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục vấn đề này nhé!

1. Vì sao cắt nước lâu ngày mà mắt cua vẫn chưa ra?

1.1 Cây chưa tích lũy đủ dinh dưỡng

Thiếu Lân, Kali và vi lượng cần thiết: Nếu cây không được cung cấp đủ Kali, Kẽm, Bo, Lân hoặc các dưỡng chất cần thiết trước giai đoạn xiết nước, quá trình phân hóa mầm hoa sẽ bị đình trệ.

Lượng đạm tồn dư cao: Trước khi cắt nước, nếu bón quá nhiều phân đạm, cây sẽ phát triển lá hoặc đọt thay vì phân hóa mầm hoa.

1.2 Điều kiện thời tiết không thuận lợi

Nhiệt độ thấp kéo dài: Thời tiết lạnh hoặc mưa nhiều sẽ làm cây khó tích lũy năng lượng và chậm phản ứng với xiết nước. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết lạnh cuối năm như hiện nay sẽ gây cản trở lớn đến quá trình làm bông của bà con.

Độ ẩm không khí cao: Độ ẩm cao khiến cây không cảm nhận được sự “khô hạn”, làm chậm quá trình hình thành mắt cua.

1.3 Xiết nước không đúng kỹ thuật

Thời gian cắt nước chưa đủ: Đối với sầu riêng, thời gian xiết nước thường từ 7-14 ngày. Tuy nhiên, tùy vào giống cây, độ tuổi và tình trạng sức khỏe, thời gian này có thể khác nhau. Nếu xiết nước chưa đạt mức tối ưu, cây sẽ chưa kích hoạt được mầm hoa.

Xiết nước quá lâu: Cắt nước kéo dài hoặc đột ngột khiến cây bị sốc, không đủ sức phân hóa mầm hoa.

1.4 Cây đang bị bệnh hoặc rễ yếu

Bệnh thối rễ, nấm bệnh: Nếu bộ rễ bị tổn thương, khả năng hút dinh dưỡng và vận chuyển đến cành lá sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình làm bông. 

Đất chua, pH thấp: Môi trường đất không phù hợp khiến cây khó hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng mắt cua không ra.

2. Cách khắc phục khi mắt cua chưa ra

2.1  Đánh giá tình trạng cây

Kiểm tra số lượng lá, màu lá và sức khỏe tổng thể của cây. Nếu lá quá xanh đậm, cần giảm lượng đạm và bổ sung kali, vi lượng để cân bằng dinh dưỡng.

2.2 Bổ sung dinh dưỡng đúng cách

Tăng cường bổ sung Lân, Kali và vi lượng: Tăng cường Lân, Kali để hỗ trợ phân hóa mầm hoa và vi lượng để kích thích mắt cua phát triển.

Phun dưỡng kích thích mắt cua: Sử dụng các chế phẩm kích thích như Rong tảo biển, Amino Acid, Bo, Kẽm như Sealeaf, ABZ Ultra để thúc đẩy phân hóa mầm hoa nhanh hơn.

1.3 Điều chỉnh chế độ nước

Xiết nước từ từ: Tránh việc cắt nước quá đột ngột, thay vào đó giảm dần lượng nước tưới. Sau 10-14 ngày, tưới nhẹ lại để kích thích mắt cua nhú đều.

Duy trì độ ẩm hợp lý: Nếu trời mưa, cần che gốc hoặc tạo rãnh thoát nước để tránh úng rễ.

1.4 Xử lý rễ và cải thiện đất

Bổ sung chất cải tạo đất: Sử dụng các sản phẩm nâng pH và cải tạo đất như Can tưới hữu cơ Agrino để tạo môi trường đất phù hợp cho rễ cây.

Rửa rễ và phòng bệnh: Tăng cường quản lý nấm, tuyến trùng gây ảnh hưởng đến đất, rễ và cả cây bằng bộ giải pháp tổng hợp ANO BULL, HERO MAXAnti - Phyto 500WP.

3. Lưu ý để tránh tái diễn tình trạng mắt cua chậm ra

Chăm sóc cây trước giai đoạn làm bông: Cây cần được tích lũy đủ dinh dưỡng (Lân, Kali, vi lượng) và khỏe mạnh trước khi bước vào giai đoạn xiết nước.

Theo dõi thời tiết: Điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp với điều kiện khí hậu, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc mưa kéo dài.

Thực hiện đúng kỹ thuật xiết nước: Không cắt nước đột ngột hoặc kéo dài quá lâu, tránh làm cây bị sốc.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline