Mưa lớn kéo dài rất dễ làm cho các loại cây trồng nhất là sầu riêng rơi vào tình trạng ngập úng. Sầu riêng mùa mưa ngập úng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cây, nếu ngập lâu thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng chết cây. Vậy mùa này bà con cần chú ý điều gì cho cây sầu riêng và giải pháp giúp cây khỏe, vượt qua tình trạng khắc nghiệt?
1. Dấu hiệu sầu riêng ngập úng mùa mưa
Cây sầu riêng trong mùa mưa mà bị ngập úng thường dễ bắt gặp các vấn đề dễ nhận thấy như:
- Rễ thiếu Oxy: khi bị ngập các tễ khổng có trong đất sẽ bị nước chiếm hết chỗ, lượng oxy trong đất giảm nhanh chóng và lượng oxy mới khó đi vào trong đất. Lúc này, rễ không có đủ oxy sẽ làm cây sinh trưởng chậm lại, đôi khi là dừng hẳn. Đối với việc rễ cây thiếu oxy sẽ làm cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc rễ cây thiếu oxy sau đó sẽ gửi tín hiệu lên lá, làm lá bị héo rũ. Rễ cây thiếu oxy lâu ngày sẽ tạo nên môi trường yếm khí bởi lúc này nồng độ CO2, sulfur, hydrogen sulfide, methane và các acid hữu cơ trong đất đã bắt đầu tăng lên nhanh chóng.
- Cây sầu riêng ngập bao thì nguy hiểm: việc cây bị ngập úng từ 1 - 2 ngày sẽ làm cho đầu rễ bắt đầu có dấu hiệu chết rễ. Thế nên nếu hôm ngay khi sầu riêng gặp mưa và bị ngập thì bà con nên thăm vườn và tiến hành rút nước liền, tránh để quá lâu.
- Một vấn đề cần quan tâm cho cây sầu riêng lúc này là cây đang ngập trong nước chảy hay ngập trong nước tù. Hầu hết các thiệt hại ở cây trồng khi bị ngập trong nước 1 thời gian ngắn đến từ việc rễ bị thiếu oxy nên việc cây bị ngập trong điều kiện nước có dòng chảy sẽ ít bị thiệt hại hơn các vườn cây bị ngập do nước dâng lên.
2. Cần làm gì khi sầu riêng bị ngập?
Sau cơn mưa khi nước đang rút, nước rút đến đâu bà con nhớ xịt rửa bùn tới đó để phần cây, cổ rễ không bị ngập, rửa sạch cành nhánh khi bị ngập.
Thời điểm khi nước vừa rút: lúc này phần đất vẫn còn ngậm nước và thiếu oxy. Bà con nhớ thăm vườn và kiểm tra kỹ phần mương líp trong vườn xem có thoát nước tốt không để nước có thể dồn hết vào vào mương và rút đi sớm. Lưu ý đối với các vườn có địa thế thấp, thoát nước chậm thì bà con có thể vét tất cả mương líp dồn nước vào một cái áo hoặc hố ao rồi mới tiến hành dùng máy bơm để bỏ nước ra khỏi vườn càng sớm càng tốt.
Thế nên để việc ứng phó với mưa lũ dễ dàng và thuận tiện hơn bà con nhớ chuẩn bị mương liếp, thiết kế vườn có rãnh thoát nước tốt là rất cần thiết.
Sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bà con cần thực hiện 1 bước quan trọng là phòng trừ nấm bệnh gây bệnh thối rễ. Bà con ưu tiên kết hợp dòng thuốc chứa gốc lân 2 chiều (HERO MAX) và các dòng thuốc nấm có hoạt chất dimethomorph (Anti - Phyto) để tưới ngăn nấm bệnh hiệu quả. Cuối cùng là bổ sung thêm dòng phân hữu cơ để cải thiện tình trạng đất và rễ 1 cách tốt nhất.