Khống chế đọt sầu riêng là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình canh tác, giúp cây sinh trưởng cân đối và đạt năng suất cao. Tuy nhiên, không phải bà con nhà vườn nào cũng hiểu rõ vai trò của việc kiểm soát đọt non đối với sự phát triển của cây. Cùng Agrino tìm hiểu lý do tại sao cần phải khống chế đọt sầu riêng và cách thực hiện hiệu quả nhé!
1. Lý do cần khống chế đọt sầu riêng?
1.1 Hạn chế sự canh tranh dinh dưỡng trên cây
Khi cây sầu riêng phát triển quá nhiều đọt non rất dễ xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng với bông và trái. Cây sầu riêng luôn ưu tiên sinh trưởng hơn sinh sản nên hạn chế tối đa cây đi đọt để tránh làm giảm lượng dinh dưỡng dành cho quá trình ra hoa và đậu trái, dẫn đến hoa và trái dễ bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất.
Việc mọc nhiều đọt có thể gây cạnh tranh ánh sáng và đặc biệt là dinh dưỡng giữa các cành. Điều này dẫn đến tình trạng cây phát triển không đều, cành yếu, lá vàng và giảm hiệu quả quang hợp.
1.2. Hạn chế sâu bệnh hại
Đọt non là môi trường lý tưởng cho nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt là rệp sáp, bọ trĩ và nấm gây bệnh. Bằng cách khống chế đọt, bà con có thể giảm nguy cơ bùng phát sâu bệnh, đảm bảo cây sầu riêng khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
1.3. Tăng khả năng chịu đựng của cây
Cây sầu riêng cần phát triển cân đối giữa bộ lá và bộ rễ. Nếu cây quá tập trung vào việc phát triển đọt non, rễ cây có thể bị suy yếu, làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2. Thời điểm cần kiểm soát sự phát triển của đọt sầu riêng?
Bà con nhà vườn cần nắm bắt tốt các thời điểm sau để quản lý cơi đọt hiệu quả:
- Kích thích cây phát triển mầm hoa:
Giai đoạn này là lúc cây cần sinh hormone ức chế Abscisic Acid (ABA) để phân hóa mầm hoa. Thông thường bà con nhà vườn thường sử dụng phương pháp tạo khô hạn để kích thích cây sinh ra ABA, tránh tình trạng đọt ra làm ảnh hưởng tới quá trình lộ mắt cua.
- Giai đoạn xổ nhụy và phát triển trái:
Đây là giai đoạn cây cần tập trung nhiều dưỡng chất cho bông và trái non. Đọt ra thời điểm này sẽ khiến trái non sau xổ nhụy dễ rụng. Kiểm soát đọt bằng cách chặn hoặc làm chậm đọt giúp trái phát triển ổn định hơn.
- Giai đoạn trái đang vô cơm:
Thời điểm này là lúc trái phát triển mạnh, nếu đọt ra sẽ gây cạnh tranh, dễ làm trái sượng cơm. Trường hợp cây quá sung và đi đọt tự nhiên, cần làm chậm quá trình phát triển của đọt để tránh ảnh hưởng tới trái.
3. Giải pháp khống chế đọt (chặn đọt) sầu riêng
Bà con tham khảo và áp dụng các cách chăm sóc và quản lý đọt như sau:
- Tạo đủ bộ lá
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng tạo cơi lá đồng đều trước khi cây ra hoa giúp giảm nhu cầu dinh dưỡng cho đọt, cây sẽ tập trung vào nuôi trái tốt hơn.
- Ra hoa tập trung
Nếu hoa ra đồng đều, cây sẽ tập trung dưỡng chất nuôi bông duy nhất. Việc này giúp giảm cạnh tranh giữa bông và trái, tránh tình trạng cây rối loạn sinh trưởng, dồn dinh dưỡng ra đọt.
- Bảo vệ bộ lá
Bộ lá khỏe mạnh giúp cây không phải tạo đọt bù cho lượng lá bị mất đi. Việc quản lý tốt bệnh tật và tránh sốc thời tiết giúp cây tập trung dưỡng chất vào hoa và trái.
-
Chặn đọt hợp lý
Trong trường hợp cây lỡ đi đọt trong lúc dưỡng bông, nuôi trái bà con cần quan sát tình hình cây và áp dụng biện pháp chặn đọt bằng các dòng Kali cao (Kali Rong biển) kết hợp Kẽm cao (Zinconix 700) để phun chặn đọt giúp khống chế đọt hạn chế việc đọt sầu riêng cạnh tranh dinh dưỡng trực tiếp với bông và trái.