Tại sao cần Phục hồi vườn Sầu riêng sau thu hoạch?

Tại sao cần Phục hồi vườn Sầu riêng sau thu hoạch?
Ngày đăng: 21/09/2024 02:51 PM

 

Tại sao cần Phục hồi vườn Sầu riêng sau thu hoạch?

Hầu hết các vườn sầu riêng đều trải qua bước phục hồi vườn sau thu hoạch trước khi bước đầu mùa vụ mới. Việc phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch là một bước quan trọng trong quy trình canh tác, góp phần đảm bảo cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao trong các vụ tiếp theo. Dưới đây là một số lý do tại sao việc này là cần thiết.

1. Lý do Vườn sầu riêng cần Phục hồi sau thu hoạch?

Một số lý do chủ yếu cần phục hồi vườn

+ Cải thiện sức khỏe cây trồng

Sau một mùa vụ thu hoạch, cây sầu riêng thường trải qua giai đoạn stress do mất đi nhiều năng lượng và dinh dưỡng. Việc phục hồi giúp cây lấy lại sức đề kháng, khỏe mạnh và phát triển tốt hơn trong các mùa tiếp theo.

+ Tăng năng suất cho vụ tiếp theo

Bằng cách cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý, bà con có thể khôi phục và tăng cường khả năng sinh trưởng của cây, từ đó nâng cao năng suất cho vụ mùa tiếp theo. Cây được phục hồi tốt sẽ cho trái nhiều hơn và chất lượng hơn.

+ Quản lý sâu, bệnh hại

Thực hiện các biện pháp phục hồi như cắt tỉa, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật giúp kiểm soát sâu bệnh và bệnh tật. Cây khỏe mạnh sẽ ít bị tấn ng bởi sâu bệnh hơn, từ đó giảm thiểu thiệt hại cho mùa vụ.

+ Cải thiện chất lượng đất trồng

Quá trình phục hồi giúp tái tạo, bồi đấp dưỡng chất trong đất, cung cấp các vi sinh vật có lợi và cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng. Đất khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của cây trồng.

+ Chuẩn bị cho mùa vụ mới

Việc chăm sóc và phục hồi sau thu hoạch là bước chuẩn bị cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của cây sầu riêng. Nó giúp nông dân dự đoán và ứng phó với các yếu tố môi trường, đảm bảo cây có điều kiện tốt nhất để phát triển.

2. Phục hồi vườn sầu riêng

Để đảm bảo công tác chuẩn bị vườn cho vụ mới được tốt nhất bà con cần quan tâm và thực hiện các bước sau:

2.1 Cắt tỉa cành sau thu hoạch

Sau khi cắt trái cần tiến hành dọn vườn và cắt tỉa cành nhánh. Vậy thời gian nào cắt trái là tốt nhất?

Ngoài ra khi thực hiện thao tác cắt cành bà con cần lưu ý: đối với những cành có đường kính từ 2cm trở lên, bà con nên dùng các loại thuốc nấm chứa lần 2 chiều (HERO MAX) + gốc thuốc chuyên trị nấm Phytophthora (Anti - Phyto 500WP) để đề phòng nấm bệnh xâm nhập theo vết cắt.

2.2 Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Bà con cần giải quyết tốt các vấn đề về sinh dưỡng diễn ra trong giai đoạn này.

Sau một mùa canh tác, cây đã tiêu hao lượng lớn các chất để phục vụ xuyên suốt quá trình dưỡng bông, nuôi trái. Đến thời điểm này cần bổ sung thêm để cây có dinh dưỡng để phát triển cơi đọt.

Điều quan trong trong lúc này là bà con nên cân bằng giữa 2 loại phân này. Tuy nhiên việc bổ sung phân hữu cơ trong giai đoạn này là rất quan trọng giúp cải tạo đất, phục hồi bộ rễ, tăng cường hấp thu dinh dưỡng để cây kịp phục hồi lại sức.

Bà con nên xới sơ qua lớp đất mặt, lưu ý nên cào nhẹ tránh làm tổn thương đến rễ, sau đó mới rải phân là hiệu quả nhất. Sử dụng phun tưới định kỳ 7 - 10 ngày/ lần để cho hiệu quả cao nhất.

Sầu riêng phục hồi sau thu hoạch cần thực hiện bước bón vôi. Việc cung cấp vôi cho sầu riêng giai đoạn khi cắt trái 7 - 10 ngày giúp hỗ trợ giảm độ chua trong đất do dư thừa lượng phân bón hóa học hiệu quả.

2.3 Quản lý sâu, nấm bệnh gây hại

Cần nắm bắt thời điểm quan lý để có cách phòng trừ hiệu quả nhất. Ngay khi bắt đầu phục hồi vườn, bà con cần phải chủ động phòng trừ đặc biệt nhất là đối với các loại nấm gây hại như Phytophthora, Colletotrichum gloeosporioides, tuyến trùng. Phối hợp quản lý các loại côn trùng hút chích như: bọ trĩ, rầy xanh,…

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline