Bông sầu riêng bị khô đen là vấn đề bà con nông dân luôn đau đầu khi bước vào giai đoạn dưỡng bông sầu riêng. Vậy tại sao lại có hiện tượng trên và cách khắc phục hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng Agrino tìm kiếm câu trả lời và có cho mình giải pháp xử lý hiệu quả giúp bông sáng khỏe, mập bông chuẩn bị tốt cho quá trình xổ nhụy và nuôi trái, bà con cùng theo dõi nhé!
1. Cách nhận biết sầu riêng bị khô bông
Sau quá trình xử lý ra hoa, sầu riêng bắt đầu nhú mắt cua chứng tỏ đã bắt đầu bước vào giai đoạn dưỡng hoa (bông). Ngay sau đó bà con rất dễ bắt gặp xuất hiện những cơn mưa đêm hay những cơn mưa dầm, khí lạnh làm cho bông sầu riêng xuất hiện tình trạng khô bông, bông buông đĩa.
- Khô bông sầu riêng: bề mặt bông không trơn và hơi nhăn, bông tối màu có có dấu hiệu chuyển dần sang màu nâu, kém sức sống, khô đen và héo.
- Bông bị buông đĩa: cách kiểm tra nhanh nhất là trong lúc thăm vườn bà con dỗ mạng vào nhánh bông sẽ thấy bông rụng chỉ còn lại phần cuốn bông.
- Thán thư trên bông: trên bề mặt của bông có các vết nám màu nâu và bị lõm vào bên trong.
2. Nguyên nhân
Việc bông sầu riêng bị khô đen, đi nhiều bông lá có thể kể đến các nguyên nhân sau:
- Cây bị sốc nước khi gặp mưa đêm, mưa dầm, dư nước nên cây không thể hấp thụ được dinh dưỡng. Ngoài ra cây còn bị sốc nhiệt do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao.
- Độ ẩm không khí cao cũng rất dễ làm cho bông bị “Stress”
- Chế độ dinh dưỡng: cây thiếu các dưỡng chất cần thiết, khả năng quang hợp và sức đề kháng kém cũng rất dễ làm cho cây không đủ sức nuôi bông. Sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa bông ra trước và ra sau, bông to và bông nhỏ cũng là nguyên nhân làm cho bông chậm lớn, lâu dần gặp thời tiết bất lợi rất dễ làm bông bị nhỏ, khô đen bông và rụng bông hàng loạt.
- Nấm và sâu bệnh hại tấn công: nhiệt độ không khí thấp, cây yếu cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm bệnh tấn công và gây hại làm cho bông bị khô đen.
3. Giải pháp giúp bông khỏe, mập bông, dày cuống
Sau khi nhận thấy được dấu hiệu, nắm bắt được nguyên nhân. Bà con quan tâm hơn hết là có cách để ngăn hiện tượng khô bông và bông phướn hiệu quả nhất. Tham khảo ngay giải pháp sau của Agrino:
- Nước tưới: cần điều chỉnh lượng nước tưới cho cây phù hợp. Bà con lưu ý không nên thừa hoặc thiếu nước bởi nếu cây thiếu nước rất dễ thiếu dinh dưỡng nuôi bông tốt.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng qua gốc và lá để cây được tăng cường hấp thu và sức đề kháng.
Bà con phun tưới dưới gốc các dòng phân hữu cơ và vô cơ để đất tốt, rễ khỏe. Phân hữu cơ bà con có thể tham khảo dòng phân hữu cơ lỏng (Can tưới hữu cơ Agrino) để giúp quá trình thẩm thấu nhanh, nâng cao pH, hệ rễ phát triển, đất tới xốp và tăng vi sinh vật có lợi giúp cây khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Qua lá: bà con ưu tiên bổ sung trung vi lượng (Multi Crop), combi, Bo, Kẽm (ABZ Ultra), cũng như là dịch trích tảo biển (Sealeaf) để giúp cây tăng cường quang hợp, chống “stress” hiệu quả, mát cây, bông sáng bóng, đầy đủ dinh dưỡng, cuống dài, to và chống lại các điều kiện bất lợi một cách hiệu quả.
- Bên cạnh phun các dòng dưỡng bông bà con cần quản lý thêm các loại nấm bệnh gây hại. Tốt nhất nên ưu tiên lựa chọn các dòng hoạt chất như Dimethomorph, Pyraclostrobin, Hexaconazole, Azoxystrobin Difenoconazole, Propineb, Metalaxyl...để kiểm soát và quản lý nấm bệnh hiệu quả và bảo vệ bông tốt nhất.
Chúc bà con thành công và có vụ mùa năng suất!