VÌ SAO CẦN CHỐNG SỐC CHO CÂY SẦU RIÊNG TỪ GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY ĐẾN CHẠY TRÁI

VÌ SAO CẦN CHỐNG SỐC CHO CÂY SẦU RIÊNG TỪ GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY ĐẾN CHẠY TRÁI
Ngày đăng: 30/10/2024 11:03 AM

Trong quá trình canh tác sầu riêng, giai đoạn từ xổ nhụy đến chạy trái là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà cây dễ gặp phải nhiều vấn đề, từ điều kiện thời tiết, sâu bệnh đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra hiện tượng "sốc" làm cho bông và trái rụng nhiều gây ảnh hưởng đến năng suất. Vậy vì sao cần chống sốc cho cây sầu riêng trong giai đoạn này? Hãy cùng tìm hiểu ngay!

1. Tại sao cây sầu riêng dễ bị sốc trong giai đoạn này?

Sầu riêng giai đoạn bông và trái rất dễ bị sốc dẫn đến rụng nhiều chủ yếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

1.1. Biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết thất thường như mưa nhiều, mưa dầm, nắng gắt hoặc khô hạn kéo dài có thể gây ra sốc nhiệt cho cây. Cây sầu riêng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nếu không được chăm sóc đúng cách, bông và trái non có thể bị rụng. Khi cây bị “stress” nặng có thể  bị rụng hàng loạt.

1.2. Thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng

Trong giai đoạn từ sầu riêng xổ nhụy đến chạy trái, cây cần một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi bông và trái. Nếu không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cây sẽ gặp sốc dinh dưỡng, làm giảm khả năng đậu trái và gây hiện tượng rụng trái non.

 

1.3. Cây tốn nhiều sức cho thụ phấn và nuôi trái

Giai đoạn này, cây sầu riêng phải dồn hết năng lượng vào quá trình thụ phấn, dưỡng bông và nuôi trái non sau xổ nhụy. Nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất và chăm sóc kịp thời, cây sẽ mất sức, dễ bị suy kiệt và ảnh hưởng chất lượng đậu trái, khó giữ trái trên cành.

1.4. Sâu bệnh tấn ng

Đây cũng là giai đoạn cây sầu riêng dễ bị sâu bệnh tấn ng. Các loại sâu bệnh như nấm, rệp sáp, bọ trĩ có thể làm hại hoa và trái non, gây rụng trái và làm giảm năng suất. Nếu không được phòng ngừa và xử lý kịp thời, cây sẽ bị sốc và khó hồi phục.

2. Những biện pháp chống sốc hiệu quả cho cây sầu riêng

Để chống sốc cho cây sầu riêng trong giai đoạn từ xổ nhụy đến chạy trái, nhà vườn cần kết hợp nhiều biện pháp, từ việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý đến quản lý môi trường và sâu bệnh.

2.1. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

Bà con cần bổ sung đầy đủ và cân đối lượng dinh dưỡng cung cấp cho bông trước xổ nhụy và cả trái non sau xổ nhụy.

Phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá chứa Amino Acid, NPK, Bo, Kẽm, Canxi và các vi lượng để tăng cường dinh dưỡng cho cây, giúp cây tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm stress và chống sốc hiệu quả.

Bón phân gốc: Đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ phân hữu cơ, kết hợp với phân NPK giàu kali và canxi để tăng cường sức mạnh cho cây trong giai đoạn nuôi trái.

2.2.  Quản lý tưới nước

Đảm bảo cây được tưới đủ nước, đặc biệt trong những ngày nắng gắt hoặc khô hạn kéo dài. Tuy nhiên, cần lưu ý thoát nước tốt vào mùa mưa để tránh ngập úng rễ, gây sốc cho cây. Ngoài việc kiểm soát lượng nước bà con cần chú ý gia cố hệ thống thoát nước tốt để giúp cây tránh ngập úng và tránh bị các bệnh như thối rễ, vàng lá, nứt thân xì mủ.

2.3. Phòng ngừa và kiểm soát sâu bệnh

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ để bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như rệp sáp, nấm và n trùng tấn ng hoa và trái non.

Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, kết hợp với việc vệ sinh vườn tược sạch sẽ để giảm thiểu môi trường phát sinh sâu bệnh.

3. Lợi ích của việc chống sốc cho cây sầu riêng

Việc chống sốc cho cây sầu riêng từ giai đoạn xổ nhụy đến chạy trái mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp tối ưu hóa năng suất và chất lượng trái:

Chúc bà con áp dụng thành công và có vụ mùa năng suất.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline