Sầu riêng đi đọt trong giai đoạn bông, đậu trái thường là vấn đề nghiêm trọng. Bà con cần hết sức lưu ý để tránh hiện tượng này bởi khi cây ra đọt thường canh tranh dinh dưỡng rất nhiều cũng như cây sẽ nuôi đọt trước. Thế nên, cần có kỹ thuật xử lý đi đọt sầu riêng trong giai đoạn này để đảm bảo quá trình làm bông hiệu quả, tăng tỷ lệ đậu trái và cho năng suất mùa vụ tốt nhất.
1. Nắm bắt nguyên lý sinh trưởng của cây
Sầu riêng đi đọt cùng lúc với đang xổ nhụy, chuẩn bị thụ phấn đậu trái thì rất nghiêm trọng. Cây giai đoạn này cần nguồn dinh dưỡng rất lớn và đảm bảo đủ khỏe để có thể vừa nuôi đọt, nuôi trái. Tuy nhiên, trên thực tế việc cây làm 2 việc song song đạt hiệu quả là rất khó.
Thông thường, theo nguyên lý sinh tồn luôn quan trọng hơn là sinh đẻ, khi đọt non nhú ra thì cây sẽ ưu tiên nuôi bộ lá trước, dinh dưỡng dồn vào bộ lá. Ngược lại, bông sẽ nhận ít dinh dưỡng hơn nên rất dễ xảy ra tình trạng rụng bông, tỷ lệ đậu trái thấp, rụng trái và trái bị méo mó làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vụ mùa.
Nếu vườn bà con chăm sóc đầu tư có bài bản từ đầu mùa, cây khỏe đủ sức thì có nhú đọt non cũng sẽ không rụng bông và trái. Vì vậy, bà con hãy nhớ nắm bắt tốt nguyên lý sinh trưởng của cây để có lựa chọn phù hợp nhất.
2. Thời gian phát triển của cây trong giai đoạn làm bông, đậu trái
Bước tiếp theo, bà con cần nắm rõ một số thời gian tự nhiên của cây sầu riêng giai đoạn ra bông, đậu trái. Chu kỳ thời gian như sau:
- 1 cơi đọt sầu riêng: từ khi mới nhú đến khi bộ lá thành thục: 60 ngày
- Khi lú mắt cua đến khi xả nhụy: 45 - 65 ngày
- Thời gian trái đậu (sau 3 ngày nở bông) đến thu hoạch: 115 - 120 ngày
Nắm bắt rõ từng thời kỳ giúp bà con có hướng can thiệp với đọt phù hợp như: chặn đọt, rước đọt hay làm già lá.
3. Tiến hành chặn đọt
Chặn đọt là phương pháp phổ biến, lời khuyên là bà con chỉ nên dùng trong trường hợp bắt buộc. Phương pháp này có thể suy giảm cây nhưng lại giúp giảm thiểu rủi ro rụng bông, không đậu trái ảnh hưởng năng suất đến cả vụ mùa. Tiến hành chặn đọt rồi sau đó chúng ta tiến hành phục hồi và chăm sóc lại cây thật kỹ sau thu hoạch.
3.1 Thời điểm xử lý
Thời điểm xử lý hợp lý nhất là khi bông sầu riêng chuẩn bị xả nhụy, cách nhận biết là khi bông đạt 4 - 7cm, bông dài đều và đít bông có màu vàng.
3.2 Kỹ thuật đi đọt sầu riêng
Cách xử lý chặn đọt bằng MKP hoặc các dòng lân và Kali cao phun lặp lại 3-4 ngày/ lần cho đến khi cây dừng đi đọt.
4. Rước đọt, làm già lá nhanh
4.1 Thời điểm xử lý
Sau khi mắt cua ra hoàn toàn, lúc này mắt cua đã sáng và đạt chiều dài 1cm. Sau khi thấy sáng mắt cua, chắc chắn bông đã đậu thì chúng ta có tiến hành xử lý đọt.
4.2 Cách xử lý đọt
Rước đọt, kéo đọt bằng kết hợp bộ đôi Neron L-amino + Multicrop 3-4 ngày / lần. Đặc biệt, quy trình này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như: khí hậu, thời tiết, sức khỏe cây và tình hình thực tế tại vườn mà bà con có hướng xử lý linh hoạt khác nhau.