BÍ QUYẾT BÓN VÔI ĐÚNG CÁCH CHO HIỆU QUẢ CANH TÁC BỀN VỮNG

BÍ QUYẾT BÓN VÔI ĐÚNG CÁCH CHO HIỆU QUẢ CANH TÁC BỀN VỮNG
Ngày đăng: 11/10/2023 02:13 PM

Bón vôi được xem là việc làm quen thuộc của bà con nhà vườn. Thế nên bón vôi như thế nào là đúng cách, bón bao nhiêu là đủ và bón vào thời điểm nào phù hợp nhất với yêu cầu của đất và cây trồng.

1. Phân loại các loại vôi

Trước khi tiến hành bón vôi, bà con cần hiểu rõ về các loại phổ biến và tác dụng của từng dạng để sử dụng đạt hiệu quả và tránh các tác hại không cần thiết.

1.1 Vôi tôi (Ca(OH)2), vôi nung (CaO)

Đặc tính: phản ứng mạnh gặp nước, là chất diệt khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi sinh vật gây hại và cả vi sinh vật có lợi khi bón xuống đất.

Tác dụng chính: tăng pH đất nhanh, có tính sát khuẩn rất mạnh nhất là khi pha với nước tưới; sử dụng hỗ trợ khống chế nhanh để tiêu diệt sớm các loại dịch bệnh.

Lưu ý: 

1.2 Bột đá vôi (CaCO3)

Đặc tính: là chất diệt khuẩn yếu, phản ứng nhẹ và chủ yếu là cung cấp Ca

Tác dụng chính: làm tăng pH trong đất rất nhanh

Lưu ý:

1.3 Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)

Đặc tính: là chất diệt khuẩn yếu, phản ứng nhẹ và chủ yếu là cung cấp Ca và Mg cho cây trồng

Tác dụng: cải thiện độ pH đất nhưng rất chậm

Lưu ý:

2. Tác dụng của việc bón vôi

Việc bón vôi kết hợp thêm sử dụng các dòng phân hữu cơ rất quan trọng trong quá trình chăm sóc cây. Tác dụng của việc bón vôi có thể kể đến:

Cây cần khá nhiều Canxi để củng cố vững chắc thành tế bào. Việc cung cấp một dòng chất dinh dưỡng trung vi lượng như Canxi giúp cây hạn chế đổ ngã, tránh bị sâu bệnh tấn công, thối nứt trái. Canxi còn giúp giải độc và tăng cường đề kháng cho cây trồng. Việc thiếu hụt Canxi dễ làm đọt lá bị biến dạng, quăn queo, chết khô.

Khi đất bị suy thoái, nhiễm mặn thì đất đang dần mất dần cấu trúc, rời rạc, thiếu màu mỡ, rễ cây khô cằn và không hút được nước và chất dinh dưỡng. Bón vôi các vùng đất mặn giúp hạn chế được các tác hại trên.

Đất bị chua là dấu hiệu của việc dư lượng acid, độ pH <7. Độ pH thấp dưới mức hợp lý rất dễ làm đất bị chua, suy thoái và kém màu mỡ. Bón vôi chính là giải pháp rẻ nhất để thực hiện việc chống chua cho đất.

Đất chua, nhiễm mặn khi bị suy thoái chính là điều kiện thuận lợi nhất cho các nấm bệnh trong đất phát triển mạnh và gây hại tạo nên các bệnh vùng rễ cây. Một trong những cách hiệu quả nhất chính là bón vôi nhằm giúp cải tạo đất, bộ rễ phát triển và nâng pH đất.

3. Kỹ thuật bón vôi đúng cách, mang lại hiệu quả cao

Bón vôi cho cây trồng là một việc làm cần thiết khi bà con muốn đạt hiệu quả canh tác bền vững. Tuy nhiên, việc bón nhiều vôi chưa chắc đã tốt và thường để lại nhiều tác hại, thế nên muốn bón vôi chuẩn cần tuần thủ các nguyên tắc sau:

3.1 Chọn và bón đúng loại vôi:

Tùy thuộc vào tình trạng suy thoái của từng vùng và loại đất mà có cách chọn các loại vôi liệt kê kể ở trên. Cách chọn đúng loại phù hợp nhất:

3.2 Liều lượng vôi cần bón cho từng loại đất

Liều lượng bón cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

3.3 Thời điểm và cách bón vôi:

Nên lựa chọn các thời điểm sau để việc bón vôi đạt hiệu quả tốt nhất:

Cách bón vôi: rải đều lượng vôi trên mặt liếp rồi dùng cào xới sâu tầm 5 - 10cm để trộn đều vôi với đất. Sau đó tưới nước từ từ, nên tưới nhiều lần cho vôi được hòa tan hoàn toàn trong đất, tránh thất thoát và đạt tác dụng tốt nhất. 

Tóm lại, bà con cần nắm rõ các đặc điểm và có cách bón vôi đúng lúc, đúng cách sẽ giúp đạt được hiệu quả cho cả đất và cây trồng, nhất là cây sầu riêng.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline