Trong quá trình làm bông nuôi trái cho cây sầu riêng thì giai đoạn xổ nhụy là rất quan trọng vì nó như một mắt xích liên kết giữa quá trình bông - trái và quyết định đến số lượng trên trái, năng suất của cả mùa vụ. Trong thời gian sau khi sầu riêng xổ nhụy được 7 - 10 ngày, bà con cần có biện pháp chăm sóc hợp lý, nhất là bón phân. Vậy cần bón phân gì cho giai đoạn này là hợp lý nhất?
1. Cung cấp nước trước khi bón phân
Cung cấp nước đúng thời điểm, đủ nước sau khi sầu riêng đã xổ nhụy rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thời gian sầu riêng xổ nhụy từ 7 - 10 ngày nếu không nên tưới quá nhiều nước, vì có thể làm rễ bị ngộp dẫn đến sốc cây dẫn đến rụng cục bộ trái trên cây. Việc cung cấp đủ nước cho cây trong thời gian giúp cây có để nước để vận chuyển các chất trong cây từ đó quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi để cây đầy đủ dinh dưỡng, sức khỏe đảm bảo lượng trái không bị rụng.
Vì thế, bà con cần cung cấp đầy đủ lượng nước và đúng kỹ thuật. Tùy thuộc vào đặc điểm từng khu vực, từng vùng mà bà con có cách kiểm soát lượng nước cung cấp cho cây sầu riêng giai đoạn sau xổ nhụy:
- Miền Tây: bà con duy trì bổ sung nước nhưng theo hình thức “giữ ẩm bề mặt”, nghĩa là nên tưới nhẹ mặt đất với lượng nước khoảng 20 - 30% so với lượng nước bình thường. Đến khi cây xổ nhụy dứt điểm thì bắt đầu tăng lượng nước tưới trở lại từ 10 - 20% qua mỗi lần tưới.
- Miền Đông - Tây Nguyên: bà con nên ngưng tưới nước trong giai đoạn khi cây xổ nhụy được 5 ngày. Sau khi xổ nhụy khoảng 5 ngày thì bắt đầu tưới nước trở lại và tăng lượng nước lên từ từ trở lại từ 10 - 20% qua mỗi lần tưới. Nếu trong giai đoạn xổ nhụy mà gặp tình trạng đất quá khô có thể áp dụng biện pháp tưới nhẹ sương sương.
Ngoài ra, cây giai đoạn làm bông, nuôi trái rất nhạy cảm, do đó bà con cần kiểm tra kỹ nguồn nước tưới để đảm bảo không bị nhiễm phèn, mặn ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
2. Bón phân gì? Kỹ thuật bón phân nuôi trái sầu riêng
Trong lúc cây sầu riêng xổ nhụy, bà con thường ít bón phân vì sợ cây “đi đọt” và làm rụng trái nên ưu tiên xiết nước (hãm nước), không bón phân nào cả. Việc làm rất dễ làm cho cây suy yếu, không đủ dinh dưỡng và cây không đủ khỏe để phục vụ tốt quá trình dưỡng bông, nuôi trái.
Nếu bà con làm đúng quá trình “khiển đọt” trước khi cây xổ nhụy thì việc bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây như thường. Bà con có thể bổ sung phân bón qua cả gốc và lá.
2.1 Bón phân qua gốc
Phân NPK:
Tiến hành bón khi sầu riêng xổ nhụy dứt điểm 7 ngày và định kỳ 7 - 10 ngày.
- Giai đoạn trái nhỏ 1 tuần sau đậu trái nên bón phân NPK với tỷ lệ cân đối như 3 số 15, 3 số 16,....để tránh cây phát triển đọt và từ đó tránh được sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa 2 bộ phận lá và trái trên cây, giúp trái được giữ tối đa, lớn đều, ít rụng, phối hợp thêm các dòng phân trung, vi lượng như Magie, canxi, bo, kẽm để cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất trong giai đoạn mẫn cảm này.
- Các giai đoạn từ 10 ngày sau khi đậu trái: lượng phân bón gốc cân nhắc bón Đạm để trái trái được lớn đều cở
- Giai đoạn trái lớn (khoảng 45 ngày trở lên): chuyển sang công thức phân NPK với hàm lượng Lân, Kali cao hơn so với Đạm.
Phân hữu cơ:
Tiến hành bón vào giai đoạn trái lớn trên 50 ngày, bổ sung phân bón hữu cơ dạng lỏng/ viên. Bà con ưu tiên các dạng phân hữu cơ lỏng (Can tưới hữu cơ) để bổ sung dưới gốc nhằm giúp hệ rễ tăng tuổi thọ, rễ non phát triển và cho đất đủ nguồn hữu cơ, ổn định môi trường đất để cây phát triển cơi đọt mới đủ lá mới để nuôi tổng lượng trái trên cây. Đồng thời, giai đoạn trái lớn (75 - 80 ngày) giúp đất có đủ nguồn hữu cơ, nuôi lớn trái, tăng hấp thụ NPK, ổn định môi trường đất.
2.2 Bón phân qua lá
Để hạn chế tình trạng rụng trái non đồng thời giúp trái xanh gai, tròn trái, lên múi to, vàng và cuống day thì giai đoạn này bà con cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua lá để kịp bổ sung dinh dưỡng cho trái.
Thông thường sau khi đã xổ nhụy hoàn, trái non thường bị rụng với số lượng lớn làm giảm năng suất, nguyên nhân lớn bắt nguồn từ việc cạnh tranh dinh dưỡng và cây bị sốc. Cần bổ sung đầy đủ các dòng phân bón trung vi lượng và các amino acid thiết yếu để giúp đảm bảo cho cây khỏe.
Cung cấp bộ 3 “chống sốc - chống rụng - đậu trái” với SEALEAF chứa 7 amino acid thiết yếu và 12.5% từ dịch trích tảo biển, tăng thêm sức đề kháng, chống “stress” bởi điều kiện nắng, mưa, lạnh bất chợt dễ sốc nước, sương muối, trái chậm lớn. Kết hợp với Bo, Kẽm ở ABZ ULTRA ngăn tình trạng rụng trái non và MULTICROP kịp thời bổ sung trung, vi lượng thiết yếu.
Bên cạnh đó, bà con cũng cần thường xuyên thăm vườn để kết hợp bón phân và phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả. Các loại sâu bệnh phổ biến cần quan tâm nhiều trên sầu riêng giai đoạn này là: rệp sáp, sâu đục trái, nhện đỏ,....
Chúc bà con áp dụng hiệu quả và nuôi trái thành công, đạt năng suất và chất lượng như mong đợi.