Bông sầu riêng bị khô trong quá trình làm bông chính là việc không bà con nào mong muốn bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cả mùa vụ. Vậy khi gặp tình huống sầu riêng khô bông thì nên xử lý như thế nào?
1. Lý do cây sầu riêng bị khô bông
Khi gặp tình huống bông sầu riêng khi khô thì bà con đừng vội lo lắng. Trước hết, bà con cần bình tĩnh để để tìm do nguyên nhân để tìm ra cách xử lý phù hợp nhất. Việc tìm ra nguyên do khô bông sầu riêng là rất quan trọng.
1.1 Nấm
Nấm bệnh chủ yếu tấn công làm bông khô và bị rụng là nấm Colletotrichum gloeosporioides, đây là loại nấm gây bệnh thán thư trên bông. Bệnh gây hại làm bông bị bệnh, thiếu dinh dưỡng, khô bông. Bệnh gây hại nặng khi gặp thời tiết thuận lợi nhất là mưa lớn. Khi cây và bông sầu riêng bị nhiễm bệnh, các bào tử nấm sẽ lan truyền theo gió, rơi xuống đất, lan rộng qua các bông khác và cây khác qua con đường nước tưới.
1.2 Thiếu dinh dưỡng
Sự thiếu dinh dưỡng ở các chùm bông bị khô là do xảy ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa các chùm trước, chùm sau. Bà con nhớ quan sát nếu thấy tình trạng khô bông nhiều trên 10% thì cần có giải pháp can thiệp ngay để tránh bị nặng hơn và dẫn đến rụng bông hàng loạt.
1.3 Sâu ăn bông
Sâu ăn bông cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bông bị khô cứng, đen và rụng nhiều. Sâu chủ yếu phát triển và đẻ trứng trên các chùm bông, sâu non nở ra sẽ ăn cuống bông, đục vào bên trong hút hết dinh dưỡng từ bông làm cho bông sầu riêng bị khô, gãy rụng và không nở được.
Sâu còn ăn cánh bông, nhị đực và cả ngụy làm cho bông bị hư, rụng và không thể thụ phấn.
1.4 Số lượng bông nhiều
Việc bông trên một chùm quá nhiều cũng gây cản trở đến việc dưỡng bông và việc cạnh tranh dinh dưỡng lúc này cũng làm cho bông bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến khô bông. Thông thường, bông hay bị khô và rụng các bông ra sao, có kích thước nhỏ, mọc ở vị trí không thuận lợi nên khó cạnh tranh dinh dưỡng. Cạnh tranh giữa các bông trên một chùm rất phổ biến và dễ làm cho bông bị khô đen, gãy và rụng.
2. Cách xử lý hiệu quả tình trạng sầu riêng bị khô bông
Sau khi đã tìm được nguyên nhân bông sầu riêng bị khô đen, rụng nhiều. Việc cần làm là nên phun thuốc gì và cách xử lý ra sao là hiệu quả?
Đối với bệnh thán thư, bông từ 5 - 7 ngày tuổi thì bà con nên phun thuốc đặc trị bệnh thán thư (Casino Top 600WG) bên cạnh việc sử dụng bộ dưỡng bông như bình thường. Bà con nên ưu tiên sử dụng các dòng thuốc thế hệ mới, có tính mát và khả năng lưu dẫn, thấm sâu để vừa đặc trị bệnh hiệu quả vừa không làm nóng bông.
Đối với bông đã lớn hơn một chút tầm 15 - 20 ngày nếu bị bệnh mình có thể thay đổi sử dụng thêm các dòng thuốc trừ bệnh tiên tiến, cơ chế nấm kháng thuốc (Agrino Top 325SC) dạng sữa ít gây nóng bông và hết hợp các dòng thuốc đặc trị sâu ăn bông để đặc trị hiệu quả thán thư, sâu ăn bông làm khô đen bông.
Cần phối hợp thêm công tác tỉa bông để loại bỏ những bông không đạt chất lượng, bông đang bị bệnh để tránh lây lan các bông khỏe. Đồng thời, việc tỉa bớt bông còn giúp hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng không đáng có xảy ra, giúp cây đủ khỏe để nuôi bông chất lượng.
Cùng với việc quản lý sâu bệnh hại, bà con cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cây vừa sạch bệnh, vừa khỏe để đủ sức nuôi dưỡng bông. Bà con nhớ bổ sung đầy đủ các dòng trung vi lượng, Canxi, rong tảo biển,... để giúp bông được sáng bóng, cuống chắc khỏe, bông mập và nhất là tăng cường khả năng thụ phấn chuẩn bị tốt cho quá trình xổ nhụy và đậu trái sau này.
Chúc bà con thành công và có vườn sầu riêng đạt năng suất tối đa nhất.