Cây sầu riêng là một trong những loại cây rất nhạy cảm với điều kiện tự nhiên và đòi hỏi nhiều kỹ thuật canh tác. Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây là rất cần thiết nhằm đảm bảo cây cho năng suất và chất lượng như mong muốn. Cùng Agrino tìm hiểu cách cung cấp dinh dưỡng phù hợp nhất cho cây sầu riêng ngay nhé!!!
1. Đất trồng cây sầu riêng
Nền tảng cho sự phát triển của mọi loài thực vật, loại đất trồng phù hợp là yếu tố tiên quyết để cây trồng có thể tồn tại được, để cây sầu riêng có thể sinh trưởng tốt cần phải kể đến những loại đất thích hợp như:
- Đất ở khu vực Đông Nam Bộ: Đất thịt pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám đây là những loại đất rất thích hợp để trồng sầu riêng.
- Đất ở phù sa ven sông Tiền và sông Hậu: đây cũng là khu vực có đất thích hợp để trồng sầu riêng. Tuy nhiên, bà con nhà vườn nên chú ý bồi đất, đắp mô trong các trường hợp đất thấp cần có đê bao kiểm soát nước, mương liếp thoát nước để tránh việc ngập úng và đảm bảo vừa đủ nước tưới, khô hạn nhất ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Bên cạnh đó, cây sầu riêng còn phát triển tốt ở các vùng núi cao trên các khu vực Tây Nguyên như: Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,...
Tìm hiểu thêm: https://agrinovietnam.com/dat-trong-sau-rieng-tay-nguyen-va-mien-tay-co-giong-nhau-khong
2. Dinh dưỡng cho cây sầu riêng ở từng giai đoạn
Ngoài việc được trồng trên loại đất phù hợp, bà con cần chú ý cung cấp dinh dưỡng cho cây phù hợp ở từng giai đoạn quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
2.1 Trước khi trồng
Thời điểm cây sầu riêng con từ bầu xuống dưới đất vườn trồng thế nên khả năng hấp thụ và tìm kiếm chất dinh dưỡng của bộ rễ vẫn còn hạn chế. Do đó giai đoạn này bà con cần chuẩn bị cho đất trồng.
Sử dụng phân hữu cơ dạng nước, tưới quanh gốc với liều lượng 2ml/1 lít nước để đất tốt, sẵn sàng dinh dưỡng để cây có thể sử dụng ngay. Bên cạnh đó để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ, trước đó 10 - 20 ngày bà con có thể rải thêm vôi và kết hợp phun tưới diệt nấm, tuyến trùng và các loại côn trùng gây hại trong đất.
2.2 Giai đoạn cây sầu riêng con
Sầu riêng trong thời kỳ từ 1 - 3 năm, bà con cần quan tâm chặt chẽ việc bón phân để cây có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt nhất, chuẩn bị lực cây thật tốt cho cây bước vào giai đoạn kinh doanh sau này.
Giai đoạn này cây rất cần bổ sung thêm lượng Đạm để kích thích quá trình tạo cành, nhánh. Bà con sử dụng hỗn hợp NPK chứa hàm lượng Đạm cao để bổ sung cho cây.
Kết hợp với bổ sung tiếp phân hữu cơ dưới gốc, các dòng vi lượng kết hợp amino acid trên lá để dưỡng bộ lá khỏe, tăng quang hợp cho cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt bà con cần thường xuyên thăm vườn để quản lý trước các loại nấm bệnh, sâu hại trên cây.
2.3 Giai đoạn xử lý ra hoa và nuôi trái
Sau thời gian bổ sung nhiều đa lượng cho giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời điểm cây chuyển sang giai đoạn sinh sản, cây sầu riêng cần phải giảm dần lượng Đạm sang tăng dần lượng Lân và Kali để giúp tăng cao dinh dưỡng để hình thành mầm hoa cho quá trình ra hoa và đậu trái tốt hơn. Tuy nhiên, bà con cũng nên theo dõi lượng Kali được bón cho cây để có sự điều chỉnh phù hợp.
- Nếu thiếu Kali ở cây thì mép lá sẽ chuyển sang màu vàng cam sau tới màu xám nâu, khô và lá rụng nhiều
- Cây sầu riêng bị thừa Kali sẽ cản trở sự hấp thụ Canxi và Magie
- Cây bị thiếu Magie (Mg) sẽ làm cho phần giữa lá bị vàng sau đó lan dần ra gân chính và mép lá
- Thiếu Canxi sẽ làm cho lá bị héo vàng từ rìa lá sau đó lan vào gân chính của lá
Như vậy để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển toàn diện, bà con cần chú ý dinh dưỡng cho cây bằng các dòng trung vi lượng kết hợp thêm các dòng chứa Bo, Kẽm, Canxi, Amino Acid,...Ngoài ra, bà con cũng cần kết hợp với biện pháp che phủ đất nhằm tạo môi trường tốt nhất cho rễ phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt trước các tác nhân gây ảnh hưởng.