Bằng cách nào để cơm sầu riêng có màu vàng đẹp, thơm ngon, béo ngậy mà không nhão và cháy múi. Đó chính là mối quan tâm và nỗi lo hàng đầu của bà con trồng sầu khi bước vào giai đoạn chăm dưỡng trái trước khi thu hoạch. Đừng lo và hãy cùng Agrino tham khảo ngay các giải pháp ngăn ngừa tình trạng trên.
1. Các biểu hiện của sầu riêng sượng cơm - cháy múi
Tình trạng sượng cơm, cháy múi ở sầu riêng rất phổ biến và dễ nhận thấy. Tuy nhiên, ở mỗi giống trái sẽ có các biểu hiện cụ thể như sau:
- Đối với giống sầu Monthong thường gặp hiện tượng cơm cứng, mất màu và cơm bị nhão
- Sầu riêng Ri6 hiện tượng sượng cơm chủ yếu là “cháy múi”, phần cơm có màu vàng nâu hoặc bị biến dạng. Thường xuất hiện ở các vườn sầu khu vực Miền Tây
- Giống sầu riêng hạt lép: cơm nhão, mềm, cháy vách múi, cơm phát triển không đều hay “cơm trong” có xuất hiện nhưng rất ít.
- Giống sầu riêng khổ qua xanh: xuất hiện tình trạng nhão cơm, cơm rất mềm và thường không thể cầm bằng tay. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện vào trái trong mùa mưa hoặc sau những cơn mưa lớn.
Ngoài ra, cũng có trường hợp “sượng” do cơm trái có màu vàng, trắng không đồng đều nhau. Hầu hết phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.
Tóm lại, trái sầu riêng bị sượng ở trạng thái nào cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng và nhất là năng suất chung của cả mùa vụ.
2. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân làm sầu riêng sượng trái có thể kể đến như sau:
2.1 Sự canh tranh dinh dưỡng trong quá trình nuôi trái
Sự cạnh tranh dinh dưỡng phổ biến trong giai đoạn này là giữa trái và đọt
- Trong giai đoạn 8 - 12 tuần sau khi đậu, trái thường phát triển phần cơm rất mạnh mẽ. Việc cây đi đọt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữ sự phát triển của đọt non và cơm trái. Đồng thời, sự huy động dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn phần cơm của trái nên cơm trái phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng bị sượng.
- Sự đi đọt trong giai đoạn trái phát triển cũng thường liên quan đến kỹ thuật bón phân và quản lý nước. Bón quá nhiều phân đạm sẽ kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non.
Bên cạnh đó, việc ra bông và đậu trái nhiều đợt cũng gây sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa bông và trái non về sự phát triển làm trái bị sượng.
2.2 Chế độ nước và cung cấp độ ẩm
Dư nước: tình trạng dư nước là do tưới nước quá nhiều cũng như thúc đẩy cây ra đọt non. Bên cạnh đó, mưa nhiều cũng làm gia tăng độ ẩm đất, cây hút quá nhiều nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng cơm nhão và từ đó kích thích cây ra đọt non.
Độ ẩm cao: đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc dưỡng trái. Cần duy trì độ ẩm thích hợp.
2.3 Rối loạn dinh dưỡng
Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong trái cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái.
- Hiện tượng cháy múi là do trái bị thiếu chất Bo
- Mất cân bằng dinh dưỡng giữa Canxi, Magie và Kali cũng là yếu tố làm cho cơm cứng và mất màu. Trong đó, Kali có sự tương quan nghịch với Canxi và Magie.
- Bón nhiều phân kali nhưng thiếu canxi và magie cũng gây mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho trái bị sượng
2.4 Đặc điểm của cây và kích thước trái
Nguyên nhân cuối cùng có thể kể đến chính là đặc điểm của từng cây và kích thước trái:
- Cây nhân giống bằng hạt thì khi cây còn tơ hay mới ra trái được 1 hoặc 2 năm rất dễ bị sượng hơn cây nhân giống vô tính hay cây lâu năm, cây trưởng thành.
- Cây non thường có sức sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non và gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng. Trái sẽ giảm sượng dần khi cây trưởng thành.
- Kích thước: trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ
3. Biện pháp khắc phục
Sau các nguyên nhân kể trên, để khắc phục tình trạng sượng cơm, cháy múi sầu riêng. Bà con nên tham khảo các biện pháp hiệu quả dưới đây:
3.1 Về dinh dưỡng trong quá trình nuôi trái
- Thời điểm trái được từ 7 tuần tuổi tiến hành bổ sung canxi qua lá và rễ thời điểm này trái lớn về mặt kích thước và hình thành thịt trái tránh hiện tượng bể gai, nứt trái và cũng để giảm hiện tượng thiếu canxi gây sượng cơm về các giai đoạn sau
- Trái được 9-10 tuần tuổi bắt đầu tăng dần lượng kali khi cung cấp cho cây sầu riêng, các hiện tượng cháy lá rất dễ diễn ra từ giai đoạn này vì sự phát triển của thịt trái sẽ phát triển mạnh mẽ sẽ cần nhiều kali để quy động cung cấp cho trái. Vì thế, nếu xuất hiện tình trạng thiếu kali chắc chắn lá cây sẽ bị cháy từ đó cây không có nguồn để tổng hợp dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ trái dang mang cũng như không đảm bảo sức khỏe của cây.
3.2 Về chế độ nước và cung cấp độ ẩm
- Trong suốt quá trình nuôi trái sầu riêng cần đảm bảo đủ nước cho cây trồng. Tuy nhiên, bắt đầu ngưng tưới nước cho cây sầu riêng trong giai đoạn trái trước khi thu hoạch trái (cắt) 10-15 ngày, những thời điểm mà chúng ta cần chú ý tránh lượng nước cao trong vườn dẫn đến cây hút nước quá mức dẫn đến làm giảm chất lượng thịt trong trái sầu riêng.
- Khi gặp mưa ở thời điểm này bà con nhà vườn có thể phủ bạt, đậy gốc để đảm bảo vườn không quá dư nước tại gốc sầu riêng
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AGRINO VIỆT NAM
Địa chỉ : 124 Đường số 13, Khu Phố 19, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tel : 090 235 6939
Fanpage : https://www.facebook.com/agrinocompany