Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong đó có phần dinh dưỡng trung vi lượng. vậy phần dinh dưỡng này là gì và có vai trò quan trọng như thế nào đối với cây trồng? Cùng Agrino tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Dinh dưỡng trung vi lượng cho cây
Dinh dưỡng trung lượng là dinh dưỡng cây trồng cần ở một lượng vừa phải. Các chất trung lượng quen thuộc như: Canxi (Ca); Magie (Mg) và Lưu huỳnh (S). Khi sử dụng các loại phân bón chứa các thành phần dinh dưỡng trên, bà con cần bón một lượng vừa đủ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cây trồng. Lưu ý tránh bón quá nhiều hoặc quá ít.
Dinh dưỡng vi lượng là những chất dinh dưỡng cây cần ở lượng nhỏ nhưng không thiếu như: Sắt (Fe), Mangan (Mn), Kẽm (Zn),...
Đặc biệt trong mùa mưa, bên cạnh việc bổ sung thêm trung vi lượng cần sử dụng thêm các loại phân có thành phần dinh dưỡng cân đối NPK. Thông thường những loại phân có hiệu quả trong mùa mưa thường là phân chậm tan, giúp cây không phát quá nhanh và đảm bảo cây phát triển bền vững, nuôi trái tốt.
2. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu trung vi lượng
Để kịp thời nhận biết cây có đang bị thiếu dinh dưỡng trung vi lượng hay không, bà con có thể quan sát các biểu hiện sau đây trên cây trồng:
- Cây thiếu Kẽm: lá hẹp nhoe, phiến lá bị mất màu xanh tự nhiên, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá kể cả gân lá, chóp lá và mép lá.
- Triệu chứng cây thiếu Canxi: cây có màu xanh đậm, chồi non dần mất đi màu xanh, cong và lâu ngày bị chết dần ở chóp lá và mép lá, cuối cùng chồi ngọn chết.
- Triệu chứng cây thiếu Magie: Lá cây mất màu xanh bắt đầu từ chót lá đến mép lá, không có đốm chết. Chóp lá và mép lá hoặc phần đáy lá cong xuống, lá dễ rụng.
- Cây có múi bị thiếu Mn: lá mấy màu xanh đặc trưng, gân chính, phụ màu xanh đậm và tạo thành dạng các ô vuông.
- Cây bị Sắt: mất màu xanh, gân chính của lá còn xanh
- Triệu chứng cây trồng thiếu Bo: lá non ở chồi ngọn mất màu và suy yếu bắt đầu từ phần đáy, chồi ngọn bị chết.
- Cây thiếu Mo: lá có màu xanh nhạt, vàng kim đến màu cam, có những đốm chết khắp bề mặt lá (trừ gân lá), phần mặt dưới lá tiết ra chất nhựa.
3. Vai trò của trung vi lượng đối với cây trồng
3.1 Vai trò của nhóm dinh dưỡng trung lượng
Như đã đề cập dinh dưỡng trung lượng điển hình gồm các chất như Canxi (Ca); Magie (Mg) và Lưu huỳnh (S) giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây trồng.
Canxi (Ca): nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong đất và cây giúp:
- Kích thích rễ và lá cây phát triển
- Cấu tạo màng tế bào giúp cây cứng chắc, chống nứt trái, bể gai
- Góp phần tăng cường khả năng thụ phấn
- Tăng cường đề kháng cho cây, cây khỏe
- Hạn chế tình trạng rụng bông, trái non
Magie (Mg):
- Thành phần chính cấu tạo nên chất diệp lục giúp cây tăng khả năng quang hợp
- Giúp cây tăng cường đồng hóa Lân, phân phải Lân và Kali hữu hiệu để giúp cây dễ dàng ra hoa, tăng cường phân hóa mầm hoa
- Hoạt hóa các Acid Amin giúp cây xanh và dày lá
Lưu huỳnh (S):
- Thành phần của các Acid Amin quan trọng trong việc tổng hợp chất diệp lục cho cây
- Giúp cây quang hợp tốt, lá xanh khỏe
- Tham gia vào 2 trong số 2 Amino Axit tổng hợp Protein cung cấp cho cây.
3.1 Vai trò của nhóm dinh dưỡng vi lượng
Các thành phần dinh dưỡng như: Sắt (Fe), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Bo (B),...đóng vai trò quan trọng như sau:
Sắt (Fe): vận chuyển các điện tử trong quá trình quang hợp và góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy quang hợp cho cây, giúp lá cây xanh tốt
Bo (B):
- Giúp kéo dài tế bào, phân chia tế bào và thụ phấn.
- Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, tăng cường ống phấn.
- Góp phần vào quá trình hình thành và phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu trái
- Hạn chế tình trạng rụng bông và trái non
Kẽm (Zn): cần thiết cho sự tổng hợp diệp lục của cây, giúp cây quang hợp tốt. Tăng cường quá trình hấp thu đạm và lân cho cây.
Đồng (Cu): bảo vệ màng tế bào, giúp cây cứng cáp, hạn chế đổ ngã. Góp phần quan trọng giúp quá trình quang hợp, hô hấp và hình thành hạt phấn của cây được tốt hơn.
4. Sử dụng dinh dưỡng trung vi lượng cho cây trong mùa mưa
Trong mùa mưa, trong nước mưa thường chứa 1 số loại dinh dưỡng khoáng chất nhất định, khi rơi xuống đất các nguồn này sẽ bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây trồng sẽ hấp thụ 1 phần. Đối với 1 phần còn lại cây không hấp thụ được lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống vi sinh vật trong đất, tình trạng rễ,...Khi mưa xuống 1 số loại dinh dưỡng khoáng trong đất được kích hoạt do các kim loại như sắt, nhôm, mangan, magie, lưu huỳnh, kẽm, … được hòa tan dễ dàng hơn và cây hấp thu tốt hơn. Do đó cần có chế độ bón phân định kỳ và quan sát trình trạng cây để điều chỉnh lượng bón phù hợp.
Đặc biệt bà con lưu ý vào mùa mưa cầy thường dư nước, pH đất hay tụt giảm nên cây hấp thu dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng bởi cây lúc này dễ mắc phải các loại sâu bệnh. Bên cạnh việc bón các dòng trung vi lượng để dưỡng lá, bông, trái,...bà con nên kết hợp bón thêm phân hữu cơ để dưỡng rễ cũng như quản lý sâu bệnh định kỳ cho cây.