Kỹ sư l Cao Tiến Giang
Bộ phận l Kỹ thuật - Quảng bá
Phương pháp xử lý ra hoa cho sầu riêng đã trở nên rất quen thuộc với bà con nhà vườn trồng sầu riêng, để cây ra nhiều bông, mang nhiều trái chúng ta lúc nào cũng phải đảm bảo về 4 yếu tố như sau:
1/ Sức khỏe của cây
2/ Sự khô hạn
3/ Dinh dưỡng tạo mầm
4/ Điều kiện tự nhiên
Hình 1: |
Hình 2: |
Hình 3: |
Hình 4: |
1/ Sức khỏe cây:
a/ Cây ra hoa đầy đủ mầm bông chắc khỏe chúng ta phải quan tâm tình trạng sức khỏe của cây bởi vì cây không đủ lực, không đủ lá sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, phân hóa mầm hoa và sẽ ảnh hưởng chất lượng mang trái sau này. Vậy, chúng ta cần phải quan tâm nững yếu tố sau:
b/ Bộ lá của cây sầu riêng phải đầy đủ, xum xuê so với tuổi cây và tán cây cơi đọt trước khi làm bông cần phải sạch bệnh, không bị sâu rầy, lá xanh đậm thể hiện khả năng quang hợp tốt. Bên cạnh đó, bộ rễ cần được tái tạo, chăm sóc vì sau một mùa vụ rễ có xu hướng già đi, yếu ớt khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng kém. Khi rễ khỏe mạnh thì cơi đọt cũng sẽ phát triển tốt hơn.
c/ Cơi đọt 2 hoặc 3 được xem là yếu tố quyết định đến bộ lá khi làm bông, bên cạnh việc chăm sóc bộ lá khỏe mạnh, sạch bệnh thì cần phải bón thêm phân hàm lượng Lân và Kali cao để giúp lá xanh, dày mau già hơn hạn chế được sự rụng lá. Mục đích của việc này là do bộ lá là cơ quan chính cung cấp dinh dưỡng cho cây, nó giúp chuyển hóa các sản phẩm quang hợp, các chất khoáng từ phân bóc gốc thành các chất dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ được. Khi đã có nguồn dinh dưỡng dồi giàu, lúc đó nhựa cây sẽ dồi giàu hơn từ đó cung cấp đầy đủ năng lượng cho cây ra hoa.
d/ Các cành, nhánh, thân, phải sạch nấm bệnh vì nó ảnh hưởng đến quá trình xử lí ra hoa bởi các nấm bệnh dễ dàng tấn công khi cây đang trạng thái yếu ớt, bông gặp tình trạng đen bông dẫn đến rụng bông do các loại nấm này tấn công.
e/ Bộ rễ cây phải chắc khỏe, thông thoáng, không để ẩm độ cao quanh vùng gốc.
f/ Vệ sinh sạch sẽ thân, cành mang trái của cây. Chọn những dòng sản phẩm chất lượng, quản lí nấm và rong, rêu trên thân, cành, lá cây. Dọn cỏ, làm sạch mô cây sầu riêng, khu vực quanh gốc để cây thông thoáng và giảm thiếu môi trường dịch, bệnh tấn công thân cây và dễ dàng cho việc chùm, đậy mủ kiểm soát nước trong mô cây.
Loại bỏ những cành yếu ớt, cắt tỉa cành tơ, cành nhỏ so với mặt bằng chung, cành bị sâu, mọt đụt dưới dạ cành. Các cành bệnh, đan chéo và không có khả năng mang trái.
Sau cắt tỉa, phun các loại thuốc phòng ngừa, trị nấm, vi khuẩn gây bệnh sản phẩm NẤM 80SC (0,5L/phuy 200L) + RADO GOLD 68WG(*) (0,8kg/phuy 200L) để quản lí các bệnh do nấm tấn công cây. Đặc biệt là nấm có khả năng phát tán và gây hại nặng như Phytophthora spp. làm ảnh hưởng đến sự sức khỏe cây sầu riêng. Mục đích cắt, tỉa cành nhằm tập trung lượng dinh dưỡng vào những cành chính, cành mang trái, cho tỷ lệ ra hoa trên cây đạt tốt và năng suất cao.
2/ Sự khô hạn:
a/ Đây là điều kiện tiên quyết để cây có đủ trạng thái chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản, yếu tố này quyết định tỷ lệ ra hoa sớm hay muộn và có đạt hay không. Vì thế, trong quá trình xử lí ra hoa đối với từng khu vực sẽ cần chú ý hơn về điều kiện tự nhiên và khí hậu
+ Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Khi xử lí ra hoa tiến hành xiết nước từ 3 – 4 tuần.
+ Vùng Tây Nam Bộ: Việc xiết nước xử lí ra hoa sẽ linh hoạt hơn, có thể áp dụng các giải pháp như che bạc, đậy mô trong mùa mưa để ngăn nước vào mô SR ảnh hưởng quá trình xử lí ra hoa (SR mùa nghịch). Cây sẽ xuất hiện tình trạng stress (sốc do khô hạn)
b/ Thời gian trung bình kéo dài từ 25-30 ngày hoặc có khi lên đến 35-40 thời gian khô hạn cần thiết con cây sầu riêng phát triển mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn quá ít sẽ làm cho hoa ra không đồng loạt, ra ít hoặc rải rác dẫn đến khó chăm sóc về sau. Đối với mùa thuận, nắng càng tốt càng thuận lợi cho việc tỷ lệ C/N (Carbohydrat/ đạm) đạt ngưỡng cần thiết. Do Carbohydrat là sản phẩm của quá trình quang hợp còn đạm là sản phẩm từ nguồn phân bón và khi tỷ lệ C cao thì bông sẽ ra dễ dàng hơn, đạm cao sẽ dẫn đến bông không ra hoặc ra chồi nhiều.
3/ Dinh dưỡng tạo mầm - đất đai
Chọn thời điểm cơi đọt có lá sầu riêng non chuẩn bị già, tên thường gọi “lá lụa”. Tiến hành bón phân tạo mầm và các dòng phân bón lá có công thức phân với có hàm lượng lân (P) cao.
Công thức phân chuẩn |
3:2:1 hoặc 4:3:2 |
|
|
30 - 10 - 10 à 3:1:1 |
+ 10-15kg Phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh |
|
4:3:3 |
|
a/ Phun tạo mầm hoa lá
+ Cây cần nhiều N và nhiều (P) STARMAX MG + MULTI CROP, có bổ sung Kali trong nhằm mục đích bổ trợ cho quá trình trao đổi chất của cây, hàm lượng kali cao à kiềm hãm sự phát triển của đọt. Khi cơi đọt hình thành có cả lá già và lụa phun sản phẩm AGRINO TOP 325SC (250mL/phuy 200L) để quản lí bệnh và giúp lá xanh, dày, khỏe cháy lá ở lá già và non. Phun thuốc khi cơi đọt hình thành mở lá.
+ Phun thuốc ngừa rầy nhẩy (Allocaridara inalayensis), rầy xanh IMPRO 30WP (100gr/phuy 200L)
+ Phun phân vi lượng hay phân bón lá sau khi ra đọt non áp dụng bộ 3 sản phẩm L-AMINO ACID + MULTI CROP, chứa thành phần N cao & amino (Amino acid 14.4%; Nts:4%; P2O5 hh: 1%: K2Ohh: 1%; PH: 5, TT: 1.05) à giúp kéo đọt nhanh chóng và tăng độ dày lá.
b/ Cây sầu riêng ra hoa đạt chất lượng và số lượng hơn khi được cung cấp đầy đủ phân bón có đủ nguồn năng lượng dự trự cũng như là trong quá trình phân hóa mầm hoa của cây.
- Tiến hành rải lân và kali tạo mầm
- pH đất để tạo mầm hoa phải đạt từ
Mục đích nhằm để cây ra hoa tập trung hơn
Chuẩn bị: Ổn định pH đất, các độ pH thường gặp và hiệu quả hấp thu phân bón của cây ở từng độ pH
+ pH: từ 5.0 đạt từ 45%
+ pH: từ 5.5 đạt từ 65%
+ pH: từ 6.0 đạt từ 80%
Liên quan đến khả năng hấp thụ phân bón cũng như độ di động của các hạt dinh dưỡng trong đất, thông thường ở chỉ số pH đất nằm trong khung từ 5.0 đến 7.0 độ hữu dụng của các phân bón đa, trung và vi lượng đạt trạng thái tối đa. Điều này cho phép dinh dưỡng di động tốt và không bị bất hoạt so với môi trường đất có chỉ số pH đất thấp hơn 5.0. Vì thế, luôn nâng cao và giữ ổn định pH ở mức trên 5.0 là điều cần thiết.
c/ Sử dụng các dòng lân có hàm lượng lân, kali hữu dụng cao để giúp cây chuyển từ sinh dưỡng sinh trưởng sang sinh trưởng sinh sản nhanh hơn.
d/ Sau khi bón phân dưới gốc tiến hành phun làm cho lá nhanh già tăng quang hợp với hàm lượng Kali và Lân cao
e/ Sau khi phun tạo mầm qua lá lần 1 và lần 2. Sau 7 ngày kế tiếp, tiến hành lên Paclobutrazole ức chế sự sinh trưởng mạnh hơn cho cây phân hóa mầm hoa. Đối với cây tơ phun Paclobutrazole hàm lượng nhiều hơn cây già.
Lưu ý: cần cân nhắc khi sử dụng Paclobutrazole, không sử dụng liều quá cao, bông ra nhiều nhưng sẽ làm cây bị suy yếu.
4/ Điều kiện tự nhiên
a/ Sự chuyển giao của thời tiết, không khí se lạnh, hạn khô là điều kiện lí tưởng để cây ra hoa.
- VD: Trong không khí cận và sau dịp lễ Noel không khí se lạnh rất thuận lợi cho quá trình phát triển mầm hoa của cây sầu riêng.
b/ Tưới nước vừa đủ, các lần tưới cách nhau 1-2 ngày (cần theo dõi cẩn thận), không tưới quá dư nước vì sẽ tạo môi trường ẩm độ cao các bào tử nấm, vi khuẩn trong môi trường dễ phát tán và sinh sôi.
Bên cạnh đó, bà con nhà vườn cần giữ mực nước trong mương ổn định từ 60-80 cm.
Chúc bà con áp dụng thành công và có được vụ mùa bội thu!!!
|