Chăm sóc lúa giai đoạn đòng trổ

Chăm sóc lúa giai đoạn đòng trổ
Ngày đăng: 04/10/2023 01:12 PM

Lúa được xem là cây lương thực trọng yếu của cả nước. Muốn cây lúa đạt năng suất và có vụ mùa bội thu, bà con cần chú ý chăm sóc lúa ở rừng giai đoạn của cây đặc biệt là lúa giai đoạn làm đòng. Vậy nên chăm sóc lúa giai đoạn này như thế nào?

Lúa đòng trổ là giai đoạn quan trọng quyết định gần như 90% năng suất cho cả mùa vụ. Đảm bảo lúa sạch bệnh, vô gạo, chắc hạt, sáng bóng chính là mong muốn của hầu hết nông dân. 

1. Nhận biết thời điểm Lúa có đòng và phát triển đòng

Chu kỳ của lúa được xác định từ lúc sạ đến lúc thu hoạch. Mỗi giống lúa sẽ có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, nhưng lại có các điểm chung về thời điểm lúa có đòng và các loại sâu bệnh hại phổ biến cần phòng trừ.

Nhận biết thời điểm lúa có Đòng

a/ Dựa vào tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa trừ lại 55 ngày sẽ ra số ngày cần cung cấp dinh dưỡng để đón đòng

b/ Biểu hiện lá đài trên cùng của lúa có biểu hiện thắt eo lại tại chóp lá

c/ Thân cây lúa phình to và tròn mình điều này có thể dựa vào kinh nghiệm thực tế đã canh tác lúa qua nhiều vụ.

Trong quá trình phát triển đòng, lúa cần bổ sung dinh dưỡng để cây khỏe nuôi đòng và đối mặt với các loại sâu hại như: đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt, vàng lá chín sớm,...

2. Bón phân cho cây lúa giai đoạn đòng trổ

Thời điểm bón phân thích hợp nhất là khi ruộng đã lên đòng được 50% và có đòng dài từ 1 - 3 mm. Giai đoạn này, bà con cần bón bổ sung Kali và Đạm cho lúa, trong đó Kali chiếm 70% và chỉ nên bón đạm 30% bám theo quy trình chăm sóc cây lúa.

Kali giai đoạn này cần lượng bón cao vì Kali giúp cây lúa tăng cường quá trình quang hợp cho lá, tổng hợp các chất từ thân nuôi đòng. Đạm giúp lúa nhiều bông, chắc hạt. Tuy nhiên, bà con không nên bón nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển mạnh làm tăng nguy cơ bệnh hại phát triển tấn công gây hại.

Ngoài ra, bà con cần ưu tiên lựa chọn các dòng phân có chứa các tỷ lệ Kali, Đạm và thêm thành phần Amino Acid. Các amino acid giúp tăng khả năng chống chịu, tăng sức đề kháng cho lá và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của rễ, lá. Đồng thời, thành phần này còn giúp tăng cường quang hợp cho lá và hạn chế vàng lá.

Lưu ý, bà con không nên bón phân vào thời điểm lúa đã có đòng lộ ra khỏi trồi chính, trên đồng đã lên đòng 90%. Thời điểm này quá trễ đòng sẽ không kịp hấp thụ dinh dưỡng, dễ dẫn đến bông nhỏ, ngắn, tỷ lệ hạt lép cao. Còn bón phân quá sớm sẽ làm cho cây lúa không hấp thu các được các chất dinh dưỡng tốt nhất, vừa lãng phí vừa kéo dài thời gian sinh trưởng của cây.

Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Nếu thấy câu lúa có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng thì nên bón bổ sung cho cây. Nên bón phân vào khu vực có lúa kém phát triển, không nên bón cả ruộng sẽ gây lãng phí phân bón. Khi bón nhớ áp dụng quy tắc: ruộng xanh thì giảm Đạm tăng Kali và ruộng vàng thì cung cấp thêm Đạm.

3. Cung cấp nước (bom nước)

Bên cạnh cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thông qua bón phân bón, giai đoạn lúa làm đòng bà con cần cung cấp cho cây đủ lượng nước cần thiết. Lượng nước cần đảm bảo ở mực nước từ 5 - 7cm. Mực nước không được cao quá 7cm vì sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ sâu bệnh hại phát triển tấn công gây hại lúa.

Việc cung cấp nước nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ trao đổi chất của cây. Giai đoạn làm đồng quá trình hoạt động trao đổi của cây diễn ra rất mạnh mẽ, cung cấp nước không nước sẽ rất dễ làm cây suy yếu và nguy cơ mất mùa rất cao.

Bà con cũng nên thăm ruộng thường xuyên, kiểm soát tốt mực nước. Tiến hành bom nước nếu thiếu nước và khui nước (thoát nước) khi ruộng ngập nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa lớn. Duy trì lượng ổn định giúp bảo vệ cây, rễ và tăng cường khả năng trao đổi chất tốt nhất.

4. Phòng trừ các loại bệnh hại phổ biến trên lúa làm đòng

Lúa giai đoạn làm đòng thường hay gặp phải các loại sâu bệnh hại phổ biến như: đạo ôn, khô vằn, sâu đục thân, bọ rầy,....và đặc biệt khi thời tiết có độ ẩm cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.

Bà còn cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để sớm kịp thời phát hiện bệnh. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các dòng thuốc trị bệnh chuyên đặc trị lem lép hạt, đạo ôn, khô vằn trên lúa, có hiệu ứng kéo dài và hạn chế rửa trôi để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất trên đồng ruộng. 

Bà con có thể tham khảo bộ giải pháp kết hợp Sealeaf và Agrino Top 325SC:

1/ Agrino Top 325SC gồm 2 hoạt chất: Azoxytrobin...125 g/l + Difenconazole...200 g/l qua ng nghệ tiên tiến hạn chế rửa trôi, quản lý tốt và phòng trị các loại bệnh gây hại trên lúa: lem lép hạt, đạo ôn, khô vằn, vàng lá chín sớm

2/ Sealeaf một sản phẩm phân bón ng nghệ mới 100% từ tảo biển, 7 amino acid giúp tăng cường sức đề kháng, tăng sức chống chịu với các điều kiện gây bất lợi cho quá trình trổ của cây lúa, luôn giúp lúa giúp mát cây, dưỡng đòng to, mát bông, tăng thụ phấn giảm tỷ lệ hạt lép, giữ lá đòng xanh khỏe tăng cường quang hợp cho quá trình vô gạo đạt tối đa. Bà con nông dân luôn tin tưởng sử dụng bởi những đặc tính nổi bật mà bộ sản phẩm mang lại.

Liều lượng: 

Chúc bà con chăm sóc lúa hiệu quả và có một vụ mùa bội thu, trúng giá!!!

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline