Quản lý cỏ dại trên lúa chưa bao giờ là công việc dễ dàng của bà con nông dân. Vụ Đông Xuân 2024 sắp tới này liệu bà con đã có quản lý cỏ dại hiệu quả nhất chưa? Cùng Agrino tìm hiểu giải pháp quản lý cỏ triệt để cho mùa vụ mới tại Kiên Giang.
1. Nguyên nhân cỏ xuất hiện trong ruộng
Cỏ dại không chỉ xuất hiện nhiều tại các vườn canh tác mà còn tồn tại nhiều trên đồng ruộng. Thông thường, có 3 nhóm cỏ dại xuất hiện nhiều nhất trên ruộng: nhóm cỏ chác lác, nhóm cỏ lá rộng và nhóm cỏ lá rộng.
Trước khi bước vào mùa vụ mới, bà con bắt tay vào công việc diệt cỏ trước. Tuy nhiên, cỏ vẫn mọc lại, cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa và là nơi ký sinh của các côn trùng, sâu bệnh gây hại. Hầu hết, việc diệt trừ cỏ không đạt đều có nguyên nhân của nó, bà con cần để ý các nguyên nhân chính như sau:
- Hầu hết các loài cỏ dại đều có sức sống rất mạnh mẽ. Chúng thường có nhiều hình thức sinh sản (có thể sinh sản cả bằng thân ngầm, thân bò và hạt). Nếu không diệt trừ tận gốc, cỏ vẫn có thể sống lại và lây lan nhanh làm bà con không kịp trở tay.
- Thời gian miên trang kéo dài: miên trạng của hạt cỏ có thể thay đổi và lưu tồn lâu trong đất. Hạt cỏ sau khi chín thường dễ rụng và chín không đều nên điều này giúp cho chúng kéo dài thời gian phóng thích hạt. Bên cạnh đó, hạt có rất nhỏ, nhẹ nên rất dễ lan truyền và hạt có thời kỳ ngủ nghỉ khi chôn vùi trong đất.
- Có khả năng thích nghi cao: cỏ dại không chỉ có sức sống mạnh mẽ còn còn có tính thích nghi cao với điều kiện đất và cả thời tiết bất lợi. Thế nên, khi gặp điều kiện thuận lợi, cỏ dại rất dễ phát triển và lây lan nhanh, gây hại nghiêm trọng.
- Tồn dư trong nguồn nước: một nguyên nhân khiến việc quản lý cỏ khó triệt để trên ruộng chính là cỏ vẫn còn lưu tồn trong đất và nguồn nước nơi bà con canh tác. Một số ít bị rửa trôi ra sông, lâu ngày theo luồng gió sẽ bay và bám vào khu vực canh tác tiếp tục phát triển và gây hại.
- Giống bị nhiễm, lẫn lúa trộn cỏ: Lúa cấy ít cỏ dại hơn lúa sạ thẳng, vì lúa cấy thì cây lúa mọc trước nên lấn át được cỏ. Đồng thời, việc không thu dọn sạch tàn dư có cũng rất dễ làm cho giống lúa bị nhiễm mầm mống của cỏ.
- Làm đất không kỹ: trước khi gieo sạ, bà con tiến hành xới xáo đất không kỹ rất dễ làm cho mầm cỏ không bị chôn vùi hết vào trong đất. Từ đó, cỏ lại tiếp tục mộc và gây hại.
- Sau khi phun thuốc gặp mưa: đây là tình trạng không hề mong muốn của bà con trong quá trình diệt cỏ. Mưa làm rửa trôi thuốc phun, làm giảm đi hiệu quả thuốc và đặc biệt tạo môi trường thuận lợi cho cỏ phát triển. Bên cạnh đó, việc phun thuốc gặp mưa còn làm ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất.
2. Giải pháp canh tác
Thực tế, hiện nay không có một biện pháp quản lý cỏ trên lúa đơn độc nào có thể phòng trừ hiệu quả. Các biện pháp ngăn ngừa trước khi áp dụng các loại thuốc trừ cỏ chính là giải pháp triệt để và hiệu quả nhất.
Biện pháp phòng:
- Chọn giống xác nhận hay giống nguyên chủng, lựa chọn giống sạch hạt cỏ
- Xới xáo, làm đất thật kỹ trước khi gieo sạ
- Quản lý tốt nguồn nước đầu mùa để hạn chế tốt tàn dư cỏ
- Lựa chọn và sử dụng đúng các sản phẩm diệt mầm
- Vệ sinh công cụ. máy móc sạch sẽ từ ruộng bị nhiễm bệnh sang ruộng chưa nhiễm
- Kết hợp diệt mầm và hậu nảy mầm
- Áp dụng biện pháp nhử cỏ lên và diệt cỏ 1 lần
Biện pháp trừ:
- Ưu tiên lựa chọn sử dụng các dòng thuốc trừ cỏ có hiệu lực cao nhưng ít độc hại cho người dùng và môi trường. Bà con nên chọn lựa các dòng thuốc thế hệ mới có hoạt chất mạnh mẽ, khả năng thẩm thấu nhanh và đặc biệt an toàn cho người sử dụng.
- Sử dụng thêm các dòng thuốc nhóm tiền và hậu nảy mầm có chất an toàn. Nhóm tiền nảy mầm (sử dụng sau gieo 1- 4 ngày). Nhóm hậu nảy mầm sớm (sử dụng gieo cấy 5 - 10 ngày) và hậu nảy mầm muộn (sử dụng sau gieo cấy 15 - 20 ngày).
Lưu ý:
- Bà con sử dụng thuốc đúng liều lượng và nồng độ khuyến cáo, không nên tùy ý tăng hay giảm liều để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc.
- Không phun thuốc khi trời có dấu hiệu sắp mưa nắng gắt, gió lớn và mực nước trong ruộng ngập đỉnh sinh trưởng của lúa.