Trong quá trình canh tác đồng ruộng, việc diệt trừ các loại cỏ dại luôn không dễ dàng, nhất là loài cỏ chác. Bà con luôn phun xịt đầy đủ nhưng hầu như đều không hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp nào dành cho vấn đề này? Cùng Agrino tìm hiểu ngay nhé!
1. Nguyên nhân phun xịt cỏ không hiệu quả
Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao phun xịt nhiều nhưng có chác lại không chết, bà con cần biết rõ hơn về loài cỏ này.
Cỏ chác, cỏ cháo thuộc nhóm cỏ năn lác, thân đặc, có góc cạnh tam giác. Dạng cây cỏ chắc thẳng đứng, bản lá hẹp và ngắn, mặt lá trơn láng. Hầu hết, cỏ chác phát triển mạnh ở chân ruộng ẩm thấp nên vào giai đoạn cỏ nhỏ thường bị tán lá lúa hoặc lớp nước che phủ.
Thông thường, bà con rất đau đầu trong việc phòng trừ loại cỏ này bởi khó lòng mà tiêu diệt tận gốc được mầm móng của cỏ. Việc phun xịt nhiều nhưng không hiệu quả đến từ các nguyên nhân:
1.1 Đặc điểm của cỏ:
Hầu hết các loại cỏ chắc đều có khả năng chống chịu cao và sinh trưởng rất tốt. Nhờ có bộ rễ phát triển mạnh và phân bổ đều trên mặt nước, chúng dễ hút hết các chất dinh dưỡng làm lúa kém phát triển và thiếu dưỡng chất.
Ngoài ra, cỏ chác còn có khả năng sinh tồn rất cao, sinh trưởng tốt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi. Thế nên, việc sử dụng thuốc phun xịt không đúng loại hoặc phun sai liều lượng rất khó để diệt trừ tận gốc.
1.2 Khi phun xịt thì gặp mưa:
Việc đang phun xịt diệt trừ cỏ dại mà lại gặp mưa là điều rất không mong muốn. Mưa đến rất dễ làm thuốc bị rửa trôi, mất đi tác dụng và thuốc cũng chưa kịp thấm vào trong cỏ. Bên cạnh đó, việc mưa lớn cũng chính là điều kiện tốt nhất để cỏ phát triển nhanh, mạnh dẫn đến việc quản lý và phun trị rất khó khăn.
Thời gian phun thuốc hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo là vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối. Thời điểm này thuốc sẽ phát huy tối đa tác dụng và ít bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
1.3 Khâu vệ sinh sau khi phun xịt chưa triệt để:
Cỏ chác có sức sống mạnh mẽ và có đặc tính lây lan nhanh qua nhiều con đường như: đường gió, đường ký trùng,...Thế nên, việc dọn dẹp cỏ ngay sau khi phun xịt không được triệt để rất dễ dẫn đến tình trạng cỏ mọc lại và không thể diệt trừ tận gốc.
Đồng thời, việc để nước không cần thiết quá nhiều trên đồng ruộng rất dễ tạo nên môi trường thuận lợi cho có phát triển gây hại. Cỏ chác còn là nơi ký củ thuận lợi cho các loại nấm, sâu bệnh hại khác phát triển và tấn công gây hại cho lúa.
2. Giải pháp phun thuốc xịt cỏ chác hiệu quả cao
Việc xử lý cỏ không hiệu quả và triệt để gây ảnh hưởng lớn đến lúa. Việc còn tồn tại cỏ trên lúa rất dễ hút hết dinh dưỡng làm lúa chậm phát triển, tiềm ẩn nhiều nấm bệnh trú ẩn và gây hại. Đồng thời việc trừ cỏ không tận gốc ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất, mất mùa.
Vì vậy, việc phòng trừ và tiêu diệt các loại cỏ dại, nhất là cỏ chác là rất cần thiết. Bà con tham khảo các cách sau đây:
- Xử lý cỏ trước khi gieo sạ: Việc này giúp cho đồng ruộng đảm bảo sạch cỏ, an toàn trước khi bắt đầu canh tác.
Trước hết, bà con tiến hành thu dọn các tàn dư còn sót lại của mùa trước, các loại cỏ còn tồn trên ruộng. Tiếp đến, tiến hành cài bừa để vùi lấp cỏ dại một cách hiệu quả.
Đồng thời, chuẩn bị hệ thống thoát nước tốt nhằm tránh tồn đồng lại cỏ cũng như tạo điện tốt nhất cho lúa hấp thu dinh dưỡng, phát triển.
- Xem xét thời điểm phun thuốc và thời gian mưa: Theo khuyến cáo, thời gian hấp thu thuốc tốt nhất của cây trồng đó là khoảng từ 1 - 2 giờ và 3 - 4 giờ. Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để cây trồng có thể ngấm và hấp thu hoàn toàn các chất từ thuốc.
- Sử dụng thuốc diệt cỏ: đây là biện pháp hữu hiệu, tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề khi phun thuốc để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc diệt cỏ dại cho lúa cần được dùng đúng loại: sử dụng đúng loại thuốc với loại cỏ trên ruộng lúa giúp gia tăng hiệu quả và hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa. Bà con nên ưu tiên sử dụng các dòng thuốc trừ cỏ thế hệ mới, có tính lưu dẫn mạnh để diệt trừ cỏ dại triệt để nhất như: TAZO 480SL. Lưu ý, bà con không nên dùng các loại thuốc diệt có có chất hóa học mạnh vì ảnh hưởng nhiều đến tầng đất canh tác.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo: phun thuốc quá liều không chỉ gây tác động xấu đến môi trường mà còn dễ gây nên các tác dụng phụ cho lúa như: vàng lá, xoắn lá. Ngược lại, liều lượng quá ít khó diệt sạch được cỏ.
- Thuốc trừ cỏ nên được kết hợp thêm với các phương pháp thủ công khác như: nhổ cỏ bằng ta, trừ cỏ bằng máy để đảm bảo cỏ được diệt trừ tận gốc.
Bà con nhớ xem kỹ và lựa chọn đúng sản phẩm cho ruộng nhà mình nhé. Chúc bà con thành công và có vụ mùa bội thu.