Lúa thời kỳ đâm chồi để nhanh có xu hướng phát triển nhanh và mạnh về số lá, số dảnh và bộ rễ. Do vậy thời kỳ này góp phần quyết định đến số lá và bông trên một khóm lúa. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để các đối tượng bọ trĩ, rầy phấn trắng và mũi hành tấn công gây hại. Vậy làm sao để quản lý các đối tượng này hiệu quả nhất?
1. Bọ trĩ trên lúa
1.1 Triệu chứng
Bọ trị xuất hiện nhiều và gây hại từ lúc lúa mới mọc đến để nhánh. Sau khi cây lúa bước vào giai đoạn cuối đẻ nhánh, mật độ giảm dần vì lá lứa đã bắt đầu cứng và không còn là thức ăn yêu thích của loài côn trùng này.
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch hại lúa, chúng xuất hiện nhiều khi đồng ruộng khô. Thông thường, bọ trĩ gây hại làm cho đầu lá lúa bị quăn lại và biến thành màu vàng.
Đặc biệt, khi gặp mưa bọ trĩ sẽ làm số lượng rõ rệt, nhất là đối với các loại bọ trĩ lớn. Bọ trĩ làm lá bị cuốn lạ ở chóp, lá héo, tóp lại và nặng sẽ bị khô vàng đi.
1.2 Biểu hiện của bệnh
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ nên bà còn lưu ý khi thấy lá bị vàng đọt cần xem kỹ có phải là bọ trĩ hay không để có biện pháp phòng trị phù hợp nhất. Bà con có thể nhận biết dễ dàng bằng cách đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi sau đó quét trên ngọn các cây lúa. Nếu thấy có nhiều con bọ trĩ bám lên tay thì chứng tỏ mật số bọ trĩ trên ruộng đang cao và cần phun thuốc phòng trừ ngay.
1.3 Biện pháp quản lý bọ trĩ trên lúa
Trước hết, bà con cần nắm bắt được vòng đời của bọ trĩ để xác định thời điểm phun thích hợp. Thông thường, bọ trĩ trên lúa được chia thành 4 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn trứng: 3 ngày
- Giai đoạn ấu trùng: 14 ngày
- Giai đoạn nhộng: 5 ngày
- Giai đoạn thành trùng: 14 ngày
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm sạch cỏ dại và gieo cấy mật độ vừa phải
- Kiểm tra nước trong ruộng, giữ nước trong ruộng khô hạn thường xuyên
- Nếu cần thiết phải phun thuốc phòng trừ, khuyến cáo bà con nên ưu tiên lựa chọn các loại thuốc sinh học thế hệ mới có tính lưu dẫn mạnh, thẩm thấu nhanh và an toàn cho lúa.
Lưu ý: Khi phun thuốc bà con cần phun ướt đẫm 2 mặt lá lúa. Phun khi trời mát, khô sương và đảm bảo quy tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm và đúng cách) và nhớ vệ sinh, xử lý thuốc sau khi sử dụng.
2. Bệnh phấn trắng trên lúa
Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleurocybotus indicus, một loại rầy mà trên toàn bộ cơ thể bao phủ một lớp phấn trắng. Mỗi một con bọ phấn trắng trưởng thành có thể đẻ ra rất nhiều trứng (100 - 200 trứng) và xuất hiện ở mặt dưới của lá nên ít chịu ảnh hưởng của thuốc nếu không phun đúng cách.
Các loài thiên địch của rầy trắng bao gồm: ong ký sinh, bọ rùa 8 chấm,...
2.1 Triệu chứng:
Rầy phấn trắng gây hại cho lúa bằng cách hút, chích nhựa làm lá lúa xuất hiện hiện tượng vàng vọt, mắt lá sần sùi, xoắn, vặn vẹo và co rút.
Vào giai đoạn lúa đâm chồi đẻ nhánh, rầy phấn trắng xuất hiện và gây hại. Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm nhỏ màu vàng, sau đó có xu hướng lan rộng ra theo sự phát triển của rầy. Khi gặp điều kiện thời tiết có nhiệt độ thuận lợi, rầy sẽ tích lũy mật số nhiều và gây hại diện rộng nếu bà con không ngăn chặn kịp thời.
Bà con lưu ý, bệnh phấn trắng gây hại rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác như: vàng lùn xoắn lá, vàng lá chín sớm hay cháy bìa lá. Thế nên, bà con cần nhận định đúng loại để có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
Để phân biệt được rầy phấn trắng, bà con có thể áp dụng các cách sau:
- Khua động tán lá để kịp phát hiện ra bọ rầy phấn trắng
- Quan sát và theo dõi mạng nhện trên ruộng. Đây là dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của rầy trắng
- Xem kỹ các mặt dưới của lá để phát hiện các trứng rầy
2.2 Biện pháp phòng trừ bệnh:
Một cách để phòng trừ hiệu quả bệnh phấn trắng là bà con cần nắm bắt rõ vòng đời của rầy. Vòng đời của rầy phấn thường nằm trong khoảng 17 - 24 ngày, bao gồm 3 giai đoạn sinh trưởng: Trứng – ấu trùng – thành trùng.
Để phòng trừ và diệt sạch các loại rầy phấn trắng trên lúa, bà con nên áp dụng các biện pháp sau:
- Lựa chọn và sử dụng các giống lúa kháng rầy để gieo sạ
- Nên gieo đồng loạt và chú ý đến mật độ cây, không nên gieo cấy quá dày
- Bón phân cân đối, phù hợp và đúng thời điểm. Bà con lưu ý không nên bón thừa đạm hoặc bón đạm trong giai đoạn muốn
- Thường xuyên thăm ruộng để sớm phát hiện bệnh
- Sử dụng thuốc đặc trị rầy phấn trắng hại lúa với liều lượng theo đúng hướng dẫn. Khi phun thuốc bà con nhớ phun đều 2 mặt lá để tiêu diệt sớm rầy. Phun thuốc vào lúc sáng sớm và hạn chế phun khi trời sắp mưa hoặc có gió to.
3. Muỗi hành gây hại lúa đâm chồi đẻ nhánh
Muỗi hành hay còn gọi là sâu ăn năn, đây là loại chuyên hại lúa ở các vùng ĐBSCL và gây hại nặng vào mùa Đông Xuân và Hè Thu trong điều kiện thời tiết có mưa đột ngột, mưa trái mùa. Muỗi hành tấn công cây lá ở giai đoạn mạ đến giai đoạn đâm chồi đẻ nhánh và ngay cả khi lúa đòng - trổ.
3.1 Triệu chứng:
Triệu chứng bệnh điển hình khi muỗi hành xuất hiện là cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng và lá lúa xanh ngắn, dựng đứng có nhiều cọng giống như bị lẫn vào trong bụi lúa.
Muỗi hành xuất hiện, phát triển và gây hại mạnh ở những nói có nắng ít, dưỡng mù nhiều và nhiệt độ ở mức vừa phải. Thông thường, các ruộng mạ nước sẽ bị nặng hơn ruộng mạ khô. Ngoài ra, những ruộng bị trùng gần các bờ ao, mương, máng cũng bị nặng hơn.
Sự phát hại của muỗi hành còn liên quan đến tỷ lệ bón phân: bón nhiều đạm và ít phân lân cũng như một số ruộng thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu. Ở các ruộng thường xuyên xài thuốc nhất là giai đoạn đầu của cây lúa sẽ làm tiêu diệt các thiên địch từ đó giúp cho muỗi hành có điều kiện bộc phát và gây hại mạnh hơn.
3.2 Giải pháp quản lý và phòng trừ:
Để quản lý tốt muỗi hành, bà con cần áp dụng các biện pháp quản lý và phòng trừ tổng hợp trên lúa như sau:
- Làm sạch cỏ dại trên bờ và cỏ xung quanh ruộng để hạn chế nơi trú ẩn của sâu
- Cày cấy, phơi ải và làm đất kỹ trước khi gieo sạ để dễ dàng quản lý nước
- Xuống giống đồng loạt, tập trung và tránh việc sạ sớm, sạ trễ.
- Ưu tiên sử dụng các giống lúa có khả năng với muỗi hành và thích hợp với điều kiện canh tác, thời tiết ở từng địa phương.
- Hạn chế phun các loại thuốc phòng trừ bọ trĩ và sâu ăn lúa nhiều vào đầu vụ
- Sử dụng phương pháp thủ công như bầy màu dính để dự tính và đoán được thời điểm muỗi hành xuất hiện (thường là 15 - 40 ngày sau sạ)
- Khi thấy có xuất hiện 5% ống hành hay 10% chồi có ấu trùng nên phun ngay các loại thuốc nội hấp hoặc có tính lưu dẫn để quản lý muỗi hành hiệu quả nhất