Sau giai đoạn đâm chồi đẻ nhánh lúa phát triển các chồi con và chuẩn bị cho bước vào giai đoạn làm đòng của cây lúa. Lúa làm đòng được xem là giai đoạn cực trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất sau này.
1. Lúa giai đoạn cực trọng
Lúa làm đòng là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cây lúa, quyết định năng suất của vụ.
Đây cũng là thời điểm cây lúa cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng do đó nhu cầu dinh dưỡng cần được bổ sung rất lớn. Trước hết, để việc bón phân đón đòng mang lại hiệu cao nhất, bà con cần quan sát một số đặc điểm sau cây để xác định đúng thời điểm đón đòng:
Lấy thời gian sinh trưởng cây lúa trừ 55 ngày ra số ngày chuẩn bị bón phân đón đòng, trước đó vài ngày sẽ thăm đồng thường xuyên và áp dụng kỹ thuật bón phân “không ngày” “không số”.
Không ngày: không xác định trước ngày nào bón phân mà đi thăm đồng để xác định, có thể quan sát 1 số đặc điểm của cây lúa:
- Chính xác nhất là xem đòng đòng, có thể xác định bằng cách xé ngẫu nhiên 10 chồi chính xem nếu có khoảng 50% cây lúa có đòng đòng 1-2mm, cây lúa một lóng rưỡi là có thể bón phân đón đòng.
- Chóp lá lúa có thắt eo.
- Quan sát màu ruộng lúa, trên ruộng có khoảng 2/3 lúa ngả màu vàng chanh.
Không số: Không xác định trước số lượng phân bón mà phải thăm đồng nhìn màu lá lúa sau đó mới quyết định lượng phân bón.
Việc xác định đúng thời điểm đón đòng và tiến hành bón phân vừa đủ sẽ giúp đảm bảo số hạt trên bông nhiều nhất, bông to và cây lúa giữ được bộ lá đòng xanh bền, số hạt chắc đảm bảo năng suất và chất lượng mùa vụ. Ngoài ra việc xác định đúng thời điểm cực trọng của cây lúa giúp bà con có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.
2. Chế độ chăm sóc phù hợp với cho cây lúa trong giai đoạn cực trọng này
Sau khi xác định được thời điểm lúa đón đòng, bà con cần có chế độ chăm sóc phù hợp để đảm bảo lúa đón đòng thuận lợi.
- Bón phân: tùy vào tình hình sinh trưởng của cây lá mà bà con xác định số lượng phân bón và thời điểm bón thích hợp. Đồng thời việc bón phân cần lưu ý một số vấn đề đó là bón phải vừa đủ, đảm bảo cung cấp các loại dưỡng chất. Ngoài các dưỡng chất cần thiết như N,P, K thì bà con cần cung cấp thêm một số chất trung vi lượng khác như Kali, Canxi, Silic để giúp lá lúa cứng, xanh, thẳng đứng và tăng cường đề kháng chống chịu được sự tấn công của dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
Bà con nên ưu tiên lựa chọn các dòng phân bón thế hệ mới có chứa thành phần tự nhiên như SEALEAF. Sản phẩm được chiết xuất từ tảo biển và các loại Amino Acid giúp lá xanh dày, cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường khả năng quang hợp, cây khỏe và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho lúa giai đoạn cực trọng này.
- Quản lý các đối tượng gây hại rầy nâu, rầy phấn trắng: ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, bà con cần thường xuyên thăm vườn để sớm kịp thời phát hiện các đối tượng gây hại. Rầy nâu, rầy phấn trắng là 2 đối tượng phổ biến giai đoạn này chủ yếu gây hại ở lá giai đoạn đẻ nhánh và chuẩn bị làm đòng.
- Các bệnh gây hại trên lá: đạo ôn, khô vằn, cháy bìa lá: đây được xem là các đối tượng gây hại phổ biến lúa giai đoạn làm đòng - trổ. Đặc biệt, khi gặp điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng ít thì bệnh sẽ phát triển mạnh.
Tóm lại, bà con nên nhớ trong giai đoạn làm đẻ nhánh đến làm đòng - trổ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên kiểm tra thăm vườn để phát hiện đúng thời điểm và kịp thời quản lý sâu bệnh hại hiệu quả.