Đạo ôn cổ bông và lem lép hạt được xem là 2 loại bệnh hại phổ biến trên lúa. Bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cả mùa vụ. Vậy bệnh gây hại như thế nào và giải pháp phòng trừ nào hiệu quả nhất?
1. Bệnh đạo ôn và lem lép hạt
Đạo ôn là loại bệnh phổ biến và gây hại nặng trên lúa. Bệnh thường gây hại từ giai đoạn cây non và nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ. Bình thường, bệnh đạo ôn xuất hiện vào trời tối, thời tiết mát, đặc biệt khi thời tiết có sương mù bệnh sẽ phát triển rất mạnh.
Nguyên nhân: bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia grisea gây ra. Loại nấm này có khả năng sinh trưởng, sinh sản và phát triển mạnh mẽ kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Vòng đời của loại nấm bệnh này tầm 8 - 23 ngày, thế nên việc tạo ra biến chủng mới rất là nhanh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh: đạo ôn xuất hiện hầu hết các khu vực trồng lúa và gây hại nhiều bộ phận của cây lúa nhưng dễ nhận biết nhất là trên phiến lá.
- Lúc đầu vết bệnh có là những đốm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các vết bệnh điển hình mắt én, ở giữa phình to có màu xám tro và có viền nâu rõ rệt.
- Bệnh nặng dẫn đến nhiều đốm bệnh xuất hiện làm cho lá bị cháy khô dẫn đến giảm khả năng quang hợp, từ đó làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn còn xuất hiện và gây hại trên thân làm khô và gãy ngang cổ bông làm lúa bị tắt nghẽn ống dẫn nhựa để nuôi hạt, từ đó gây nên bệnh lem lép hạt. Bệnh này chủ yếu do nấm, vi khuẩn, côn trùng, nhện gié,...và đạo ôn cổ bông gây nên.
2. Giải pháp phòng trừ hiệu quả đạo ôn và lem lép hạt trên cây lúa
Để quản lý và phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt trên lúa. Bà con có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây:
Biện pháp canh tác: Ngăn chặn nguồn gốc mầm bệnh:
- Xử lý hạt giống trước khi tiến hành gieo sạ bằng cách ngâm giống với hàm lượng 3 vôi 2 lạnh để hạt phá vỡ miên trạng, dùng acid nitric để ngâm xử lý các mầm bệnh hại còn tồn lưu trong hạt giống.
- Rơm rạ: cày vùi hoặc chuyển đi nơi khác. Khuyến cáo bà con không nên đốt rơm rạ vì rất dễ làm cho nền đất bị chai cứng, khó tái tạo dinh dưỡng và chất hữu cơ giúp đất phục hồi sau mùa vụ.
- Đất: tiến hành cày cải, ngâm nước để cho các tàn dư thực vật được phân hủy.
- Sạ: bà con tiến hành sạ đồng loạt và không nên sạ quá dày
- Khoảng cách giữa các vụ: chừa thời gian cách ly giữa 2 mùa vụ đủ dài
Phun thuốc phòng ngừa và đặc trị bệnh:
- Bà con nên dùng những dòng thuốc đặc trị đạo ôn cổ bông - lem lép hạt để phun vào lúc lúa đòng - trổ để bảo vệ cây không bị bệnh hại tấn công. Đồng thời, bà con nên kết hợp thêm các hoạt chất có khả năng thẩm thấu nanh, bám dính tốt và hạn chế phun vào mùa mưa.
- Điều chỉnh béc tưới để tránh làm hao phí thuốc và lãng phí chi phí sản xuất
Tóm lại, bệnh đạo ôn và lem lép hạt là mối nguy hại quen thuộc trên lúa. Bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện, có giải pháp nhanh hữu hiệu giúp đòng to, sạch bệnh và hạt sáng chắc.